Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lương 2.000 USD/tháng vẫn không tuyển nổi nhân sự ngành công nghệ kỹ thuật số

Phương Nguyễn
- 09:55, 04/03/2022

(DNTO) - Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên mới của công nghệ kỹ thuật số với tốc độ thay đổi nhanh chóng. Mỗi doanh nghiệp sẽ cần phải thích nghi, thay đổi và cải tiến để theo tốc độ ngành. Tình trạng thiếu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số là một 'mối đe dọa hiện hữu' đối với từng doanh nghiệp

960x0

2022 được kỳ vọng là năm của kỷ nguyên số hoá, ngọn lửa sôi sục trở thành người dẫn đầu luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm và gấp rút chuẩn bị từ chính nguồn lực cốt lõi của công ty.

Yếu tố được nhiều lãnh đạo, các nhà quản lý đặc biệt quan tâm đến chính là nguồn nhân lực đủ năng lực, để đáp ứng được nhu cầu của công nghệ, kỹ thuật của thị trường và thị hiếu khách hàng.

Thống kê của công ty tuyển dụng Navigos Group cho thấy, mức lương nhân sự chủ chốt của ngành công nghệ thông tin (CNTT) dao động từ 30 đến 90 triệu đồng. Riêng lương kỹ sư mới ra trường ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở mức 1000 đến 2000 USD/tháng, chưa kể với những lĩnh vực này, nhân sự còn có thể làm freelance (những người làm việc tự do, cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp trong một số lĩnh vực) cho nhiều công ty khác. Song, “cơn khát” nhân sự CNTT vẫn rất lớn.

Tình hình thực tiễn hiện nay tại Việt Nam và toàn châu Á

Theo báo cáo thị trường nhân lực CNTT Việt Nam năm 2021 của TopDev, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực CNTT tại Việt Nam không ngừng tăng cao.

Trong năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. 

Thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Ngày 3/11/2021, tại Hội nghị Nhân tài kỹ thuật số năm 2021 do ASEAN Foundation Online tổ chức, nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật số trong khu vực.

Nhà tư vấn Korn Ferry ước tính đến năm 2030 sẽ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân tài ở lĩnh vực này.

Cụ thể: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khoảng 47 triệu nhân tài công nghệ. Đồng thời, PricewaterhouseCoopers đã tiến hành một cuộc khảo sát và nhận thấy rằng hơn 50% CEO trong khu vực cho biết rất khó để tuyển dụng nhân tài kỹ thuật số với các kỹ năng phù hợp.

Hãy cùng chúng tôi xem liệu có giải pháp nào cho tình trạng thiếu hụt nhân tài kỹ thuật số hay không.

Phó thủ tướng đề xuất giải pháp và hướng đi trong tương lai

Cuối tháng 1/2022, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định 146 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án hướng tới mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Cùng với đó, đào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.

Đề án xác định rõ quan điểm việc nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số.

Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tin khác

Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tuần
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
3 tuần
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
1 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
2 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
3 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
3 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
3 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
3 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
5 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
5 tháng
Xem thêm