Liệu người máy có tiếm nghề con người trong ngành tư vấn?
(DNTO) - Rô-bốt cố vấn đang ngày càng phổ biến trong thế giới kỹ thuật số. Liệu nhóm người máy này thực sự có khả năng soán chỗ các cố vấn tài chính là con người bằng xương bằng thịt?
Giờ đây các cố vấn rô-bốt đã có khả năng tự động hóa quy trình đầu tư chỉ bằng thao tác sử dụng một thuật toán để tạo danh mục kinh doanh cho người dùng. Riêng với nước Mỹ, đội ngũ máy này được cho là đủ tiềm năng quản lý hơn 1 nghìn tỷ USD tài sản.
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2008, thời điểm iPhone phát triển song hành với nền tảng văn hóa kỹ thuật số. Từ đó đến nay, rô-bốt xem chừng còn giỏi hơn cả các cố vấn tài chính người trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với những ai mới chập chững đầu tư, không nhiều của cải hoặc có đời sống tài chính phức tạp. Khái niệm rô-bốt cố vấn tài chính xem chừng đã làm lu mờ thế hệ người máy của những phim khoa học viễn tưởng như Star Wars.
Đội ngũ này thực sự không phải hoàn toàn là những người máy hữu hình, chúng có thể chỉ là thuật toán mà các công ty đã phát triển để tự động hóa đầu tư kỹ thuật số. Chỉ cần nạp một vài thông tin chi tiết – chẳng hạn như độ tuổi, mục tiêu tiết kiệm, mức độ rủi ro.. - vào ứng dụng máy tính hoặc điện thoại, thuật toán sẽ tập hợp và quản lý danh mục đầu tư được cá nhân hóa riêng cho từng người.
Thế nhưng, liệu có phải nhà đầu tư nào cũng phù hợp với cố vấn rô-bốt là máy móc? Bởi từ xưa đến nay con người vẫn được cho là luôn có trang bị tốt hơn trong nhiệm vụ quản lý tiền bạc cũng như lập kế hoạch làm ăn. Câu trả lời là, cố vấn rô-bốt có thể phù hợp với người này nhưng biết đâu lại không tương thích với người kia.
Khái niệm rô-bốt cố vấn hỗ trợ các nhà đầu tư bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 2008, tức một năm sau khi iPhone ra mắt công chúng. Chỉ hơn một thập kỷ sau, đội ngũ cố vấn rô-bốt đã quản lý một gói tài sản khá khổng lồ, khoảng 785 tỷ đô la. Hàng chục công ty đã tự tái cấu trúc mô hình hoạt động để thích ứng cũng như tận dụng sự phát triển của nền văn hóa kỹ thuật số có các cố vấn rô-bốt tham gia. Giới phân tích dự đoán, rô-bốt sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Lãnh địa của chúng sẽ dần vươn xa, bao gồm các cửa hàng độc lập như Betterment, Personal Capital và Wealthfront; hay các công ty môi giới truyền thống của Phố Wall như Fidelity Investments, Merrill Lynch hoặc Morgan Stanley.
Thế giới tiếp xúc của cố vấn rô-bốt rồi sẽ có thêm bạn đồng hành là khách hàng lớn tuổi, giàu có, biết tận dụng công nghệ để thu hút giới đầu tư trẻ vốn nhiệt tình với lĩnh vực tài chính kỹ thuật số thông qua các ứng dụng giao dịch chứng khoán trực tuyến hay tiền điện tử.
Thế thì vấn đề tính thù lao cho rô-bốt cố vấn dạng này sẽ như thế nào? Các rô-bốt điển hình thường nhận phí 0,25% đến 0,35% hàng năm cho dịch vụ chúng tư vấn. Cụ thể khi tính theo bản vị đô-la, một nhà đầu tư bỏ ra 100.000 USD vốn trung bình sẽ trả phí cho người máy khoảng 250 USD/năm. Giờ đây, có một cố vấn rô-bốt luôn là một điều tốt, bởi nó mang lại cho các nhà đầu tư nhiều sự lựa chọn hơn.