Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Liên kết vùng, 'cánh cửa chính' để thu hút khách quốc tế

Vĩnh Hy
- 16:18, 08/08/2022

(DNTO) - Năm 2022, ngành du lịch Việt Nam đề ra kỳ vọng đạt 5 triệu lượt khách quốc tế nhưng thực tế sau 7 tháng vẫn còn “chậm” đà. Từ tình hình thực tế, ngành du lịch lấy liên kết vùng làm yếu tố phát triển và khắc phục những vấn đề còn vướng mắc.

Hiện tại, các sở ban ngành địa phương đang đặt mục tiêu, chủ trương đẩy mạnh liên kết vùng để vừa đáp ứng nhu cầu của khách ngoại, vừa quảng bá địa phương đến với bạn bè quốc tế trong thời gian tới. Đây cũng là mục đích của sự kiện "Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam", đang diễn ra tại TP.HCM.

Khó khăn lớn nhất được nhiều doanh nghiệp du lịch đưa ra là vấn đề hiện tại khách quốc tế đã trở lại nhưng còn hạn chế, đó là vấn đề visa của một số quốc gia. Theo đó, tuy Việt Nam đã mở cửa du lịch, bỏ các thủ tục về dịch Covid-19, nhưng một số nước thì vẫn còn e dè.

Vấn đề xuất nhập cảnh nhọc nhằng của nhiều nước khiến du khách quốc tế đến Việt Nam chưa đông, mặc dù Việt Nam đã

Vấn đề xuất nhập cảnh nhọc nhằng của nhiều nước khiến du khách quốc tế đến Việt Nam chưa đông, mặc dù Việt Nam đã "cởi mở" hơn về thủ tục nhập cảnh.

Theo một số doanh nghiệp, số lượng khách quen, khách lâu năm đang vướng các thủ tục xuất nhập cảnh tại quốc gia sở tại, nên việc trở lại Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện.

Theo ông Đoàn Văn Dũng – Tổng giám đốc công ty du lịch Indochina Quảng Ninh: “Đa phần khách vướng thủ tục visa. Đối với trở ngại này, đơn vị sẽ phối hợp với các đơn vị lữ hành lớn để thúc đẩy các chuyến tour sớm trong thời gian tới. Riêng đơn vị sẽ nâng cao dịch vụ, tạo liên kết sản phẩm du lịch, tung ra các gói dịch vụ hấp dẫn”.

Bên cạnh đó, các địa phương chưa có sự kết nối chặt chẽ mối liên kết vùng để phát huy tối đa những tiềm năng du lịch, vì thế cần nhiều sự phát triển hợp tác để không chỉ riêng địa phương đơn lẻ mà còn cả ngành du lịch đều hưởng lợi.

Vấn đề liên kết vùng du lịch thúc đẩy cần theo đó là chất lượng dịch vụ được nâng cao, bên cạnh đó, cũng cần có thêm nhiều sản phẩm du lịch có tính địa phương và có thể phát triển mạnh mẽ như một sản phẩm chủ lực và dựa trên nhân lực địa phương. Bởi lẽ, chính con người địa phương mới am hiểu văn hóa, ẩm thực... của chính địa phương đang sinh sống, từ đó cũng tạo ra nguồn thu nhập cho chính người dân.

TP.HCM đã tận dụng tối đa tiềm lực du lịch và phát triển hơn về các sản phẩm du lịch để khách nước ngoài lần đầu đến hay quay lại sẽ có nhiều điều mới mẻ hơn.

TP.HCM đã tận dụng tối đa tiềm lực du lịch và phát triển hơn về các sản phẩm du lịch để khách nước ngoài lần đầu đến hay quay lại sẽ có nhiều điều mới mẻ hơn.

Song song đó, cần kiểm soát tốt các mô hình kinh doanh, sản phẩm du lịch một cách chặt chẻ, thực tế phải đáp ứng phù hợp với địa phương, tránh lãng phí tài nguyên du lịch và để du khách nước ngoài có thể trải nghiệm đúng về bản chất của đất nước, người Việt Nam. Đây cũng là cách mà để bạn bè quốc tế quãng bá rộng rãi đến thế giới.

Ngoài các chương trình ưu đãi, khuyến mãi đang được triển khai thực hiện của ngành để có thể đáp ứng được nhu cầu lựa chọn của khách du lịch quốc tế, các sở ban ngành các địa phương đã chủ động tạo liên kết vùng để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của địa phương đã làm du lịch lâu năm và phát triển các địa phương đang có tìm năng nổi trội.

Ông Phạm Ngọc Hà – Phó Giám đốc công ty lữu hành Sacotourist, cho biết hiện công ty đã nhận được lịch đặt tour từ tháng 11/2022 – 4/2023. Hiện tại, công ty cũng phối hợp các đơn vị du lịch để áp dụng các gói dịch vụ ngắn này thích ứng sau dịch. Đặc biệt, đơn vị cũng đang mở rộng khai thác thị trường tại Tây Ninh, nhằm phát triển mạnh mẽ du lịch tỉnh của tỉnh này.

Ông Hà cho biết: “Sắp tới chúng tôi sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch cho Tây Ninh vì địa phương này mới. Văn hóa, ẩm thực, cơ sở hạ tầng đang phát triển và thời gian di chuyển ngắn nên rất được kỳ vọng thu hút khách du lịch quốc tế đến theo mô hình trải nghiệm”.

Nhiều doanh nghiệp du lịch và lữu hành thường xuyên tham gia các hội nghị, diễn đàn, chương trình kết nối liên kết vùng.

Nhiều doanh nghiệp du lịch và lữu hành thường xuyên tham gia các hội nghị, diễn đàn, chương trình kết nối liên kết vùng.

Theo ông Phạm Ngọc Thủy – Giám đố sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, được sự liên kết của Sở Du lịch TP.HCM cùng với các địa phương trên cả nước, riêng tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận lượng khách du lịch quốc tế lớn.

“Hy vọng thị trường phía nam có thể đến với Quảng Ninh vào mùa thu này, đối với các vùng biên giới như Bình Lưu, vùng văn hóa tâm linh như Uông Bí – Đông Triều; vùng Móng Cái, nhất là khi 1/10 sẽ mở cao tốc Vân Đồn đến Móng Cái”.

Bên cạnh đó, vị này cũng cho biết sẽ hợp tác cùng TP.HCM cùng Tổng cục Du lịch đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về du lịch tỉnh. Hiện tại, khách Ấn Độ đến tỉnh khá nhiều, sắp tới mở rộng lượng khách tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á và lượng khách lớn từ Trung Quốc, nếu quốc gia này đã kiểm soát dịch Covid-19.

Doanh nghiệp nội cũng cần liên kết với doanh nghiệp ngoại để có thể thu hút khách ngoại đến.

Doanh nghiệp nội cũng cần liên kết với doanh nghiệp ngoại để có thể thu hút khách ngoại đến.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết đã đề nghị mỗi địa phương phải có một sản phẩm du lịch đặc sắc, làm tròn trách nhiệm của địa phương trong phát triển du lịch. Cùng với đó là việc xây dựng bản đồ số du lịch, tìm kiếm các nguồn lực, vai trò dẫn dắt, làm tốt hơn nữa vai trò của các địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước. Khi người dân là chủ thể của các chương trình, sản phẩm du lịch, lễ hội thì mới phát huy được sức mạnh của cộng đồng.

Cũng theo vị Bộ trưởng này, vấn đề trọng yếu trong phát triển liên kết vùng là phải đi vào thực hiện, không dừng lại ở ký kết. Vì vậy, cần có sự thúc đẩy, vào cuộc của hiệp hội du lịch, các địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp du lịch phải giữ vai trò kết nối với nhau, xây dựng trên mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi nhằm phát triển bền vững với tinh thần đi cùng nhau.

Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho kiên kết vùng và đặc biệt phải đi vào thực tiễn không còn trên giấy.

Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho kiên kết vùng và đặc biệt phải đi vào thực tiễn không còn trên giấy.

Thực tế, chỉ riêng TP.HCM, với kỳ vọng đạt 3,5 triệu lượt khách trong 2022, thế nhưng, trong 7 tháng đầu năm, mới đạt khoảng hơn 765 ngàn lượt khách quốc tế. Tổng thu du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 76% so với kế hoạch năm 2022. Số lượng khách quốc tế còn rất “khiêm tốn” so với trước đại dịch Covid-19.

Có thể nói, để đạt con số 5 triệu lượt khách đến Việt Nam trong năm nay, nhất là chỉ còn 5 tháng cần có sự phối hợp, liên kết giữa các chính quyền và doanh nghiệp du lịch, từ đó vừa phát triển du lịch, vừa phát triển kinh tế - du lịch tại các địa phương. Qua đó, cũng có thể phát huy tối đa nguồn tài nguyên du lịch khắp cả nước.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Xem thêm