Thứ tư, 26/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 'thoát đáy' khi lãi suất cho vay giảm 1,5% so với hiện tại 

Hồng Gấm
- 16:45, 03/07/2023

(DNTO) - Hơn một tuần từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4, một số tín hiệu tích cực “nhen nhóm” xuất hiện nhưng chưa rõ nét do lãi suất cho vay vẫn đang neo ở mức cao. Giới chuyên môn cho rằng, lãi suất cần giảm thêm khoảng 1,5% so với hiện tại mới đủ sức dậy tín dụng.

Theo các doanh nghiệp lãi suất cho vay ra vẫn tương đối cao, bình quân 12,5%/năm. Ảnh: TL.

Theo các doanh nghiệp lãi suất cho vay ra vẫn tương đối cao, bình quân 12,5%/năm. Ảnh: TL.

Ngày 19/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm tới nay. Một "tín hiệu" rõ ràng hơn về xu hướng giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, câu chuyện được quan tâm nhất hiện nay là sau 4 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất tiết kiệm trên thị trường cũng theo đà giảm mạnh, thế nhưng, lãi vay vẫn đủng đỉnh, giảm không tương xứng.  

Trong cuộc họp báo Chính phủ đầu tháng 6, NHNN cho biết lãi suất cho vay của các khoản vay mới bình quân hiện tại khoảng 9,07%/năm, giảm 0,9% so với cuối năm ngoái. Ông Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng, lãi suất vay 9%/năm chỉ tập trung vào những khách hàng vay lớn, còn những doanh nghiệp nhỏ và người dân có được vay ở mức này hay không là câu hỏi cần được trả lời.  

"NHNN không đưa ra mức lãi suất cho vay cụ thể từ bao nhiêu đến bao nhiêu nhưng mức giảm này là "chưa thấm" so với chiều đi xuống của lãi huy động. Ngoài ra, lãi suất cho vay mới của một số ngân hàng áp dụng lãi ưu đãi trong khoảng thời gian đầu, từ 3, 6 hay 12 tháng ở mức từ 8 - 10%/năm, nhưng sau đó là lãi suất thả nổi tăng vọt lên vài phần trăm nữa so với mức lãi vay ban đầu, doanh nghiệp không thể nào phục hồi và tái đầu tư, sản xuất được…", ông Huân nhận xét.   

Đại diện doanh nghiệp, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc hãng xe Sao Việt (Hà Nội) trần tình, hiện tại thời điểm này, doanh nghiệp của ông không dám vay vốn mới để đầu tư vì lãi suất cao, trong khi hoạt động kinh doanh cũng chưa mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, doanh nghiệp còn đang nặng gánh với khoản vay trước đây chưa thể trả hết. Theo ông Bằng, dù các ngân hàng nói rằng đã tích cực giảm lãi suất cho vay nhưng  thực tế doanh nghiệp của ông cũng như nhiều doanh nghiệp khác chưa được hưởng chính sách đó vì  họ là khách hàng cũ.  

"Hiện nay, chúng tôi vẫn đang phải trả lãi suất cho khoản vay trước đây là 13,8 - 13,9%/năm. Vài tháng trước, doanh nghiệp phải chi trả lãi suất tới 15,9%, nay giảm xuống 13,9%. Tuy có giảm nhưng đây vẫn là mức lãi suất quá cao so với 8,5% trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19", ông Bằng nói. 

Thực tế, khảo sát cho thấy, đến ngày 30/6, sau "lệnh" giảm của NHNN, dù nhiều ngân hàng đã hạ lãi vay, nhưng với các khách hàng cũ thì mức lãi suất vẫn neo cao từ 12 - 14%. Nên doanh nghiệp dù cần vốn nhưng lại ngại vay bởi lo không "gánh" nổi lãi suất. Đó là lí do khiến tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế giảm đáng kể so với cùng kỳ, phản ánh sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp hiện rất yếu.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 20/6 mới chỉ đạt 3,13%, thấp hơn nhiều mức tăng của cùng kỳ năm trước (8,51%). Tổng cục Thống kê nhận định nguyên nhân chủ yếu là do cầu tín dụng giảm mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu thiếu đơn hàng... Với định hướng năm 2023 là tín dụng phải tăng 14-15% thì mức tăng trưởng hiện tại đang thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra của NHNN. So với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tín dụng hiện mới chỉ đạt 8,94% - mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua.

Còn nhớ, vào giai đoạn cuối năm ngoái, rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng cạn sạch dòng tiền,  đối mặt với "lằn ranh sinh tử" nhưng họ không thể tiếp cận vốn vay vì ngân hàng hết "room" tín dụng. Thời điểm đó, không hiếm doanh nghiệp phải tức tốc đi vay từ người thân, bạn bè thậm chí là phải vay nóng để dòng tiền không bị đứt đoạn.

Giờ đây, room tín dụng tại các ngân hàng thương mại đang "rủng rỉnh" dư thừa, nhưng doanh nghiệp lại không dám tiếp cận vì lãi suất cao. Vài tháng gần đây, nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, mà chỉ gồng lãi ngân hàng. Trong đó, kiệt quệ nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ - chiếm đến 96% trong khu vực kinh tế tư nhân. Do đó, rất cần điều chỉnh lãi suất theo từng nhóm doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ để "bơm vốn" cho phù hợp. 

Theo chuyên gia, lãi suất cho vay vẫn phải giảm thêm để phù hợp với sức khỏe nền kinh tế hiện tại. Ảnh: TL.

Theo chuyên gia, lãi suất cho vay vẫn phải giảm thêm để phù hợp với sức khỏe nền kinh tế hiện tại. Ảnh: TL.

Để giải quyết bài toán lãi suất và tín dụng, tăng sức hấp thụ vốn cho nền kinh tế, mới đây, tại chương trình “Phố Tài chính: Liệu chu kỳ tăng lãi suất sẽ thực sự chấm dứt”, ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Phân tích Maybank Investment Bank, cho rằng hiện nay lãi suất cho vay vẫn đang neo cao, điều này chủ yếu do các ngân hàng bị “mắc kẹt” với nguồn vốn huy động chi phí cao trong những tháng đầu năm.

Theo ông Thành, để lãi suất cho vay trở lại bình thường và khỏe mạnh cho nền kinh tế, thì phải giảm khoảng 1,5% so với hiện tại. Ngoài ra, lãi suất điều hành Việt Nam có thể giảm ít nhất 0,5% nữa trong khoảng 3 tháng tới. 

Dù nhà điều hành chưa đưa ra phát ngôn sẽ tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm, song theo nhận định của các công ty nghiên cứu thị trường, "kịch bản" giảm thêm lãi suất điều hành vẫn được đặt ra, nhằm hỗ trợ kinh tế thoát khỏi viễn cảnh u ám.  

Cụ thể, nhóm phân tích của HSBC kỳ vọng, trong quý III/2023, lãi suất điều hành sẽ còn một đợt giảm 50 điểm cơ bản nữa, đưa lãi suất điều hành về gần mức trước đợt tăng mạnh vào tháng 10/2022. Hay như Maybank IB cũng bình luận Việt Nam có thể tiếp tục giảm thêm 25 điểm cơ bản ở trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng vào cuối năm nay.   

PGS.TS. Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân dự đoán: Chờ đợi sự lan tỏa từ động thái giảm lãi suất điều hành, cộng với độ trễ của các đợt giảm lãi suất trước đó, từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay bình quân sẽ giảm xuống 7,5 - 8%. Như vậy, sức chịu đựng cũng như khả năng hấp thụ, việc chuẩn bị cho chi phí vốn của các doanh nghiệp sẽ được tốt hơn, kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng.

Tin khác

Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
5 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi nhóm ngành ngân hàng giữ xu hướng tăng thì TPB lại lộn ngược dòng rơi mạnh, thậm chí có tình trạng bán tháo khi có tới 80 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường trong nước và thị trường thế giới không đồng pha với nhau. Nếu FED chưa giảm lãi suất thì điều này cũng khó gây tác động đến thị trường chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá HSG giảm gần 3%, đưa vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoa Sen giảm hơn 450 tỷ đồng, trước các thông điệp cẩn trọng từ Chủ tịch Lê Phước Vũ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thế nhưng các nhà đầu tư đã tìm thấy một nơi trú ẩn mới không thể ngờ tới: cổ phiếu Trung Quốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, thay vì củng cố niềm tin, các biện pháp này lại gây ra sự bất ổn lớn cho các nhà đầu tư.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
2 tuần
Xem thêm