Thứ hai, 30/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Không dễ ‘hút’ vốn ‘đổ’ vào ngành năng lượng

Huyền Trang
- 15:36, 22/12/2020

(DNTO) - Giá điện bán lẻ chưa cạnh tranh, chưa đủ bù giá cho năng lượng tái tạo và hệ thống truyền tải, nhiều cơ chế còn khó khăn khi ngân hàng tài trợ vốn cho các dự án điện… là những lý do khiến ngành năng lượng “đói” vốn.

Giá điện chưa cạnh tranh khiến nhà đầu tư e ngại khi đổ tiền vào dự án điện Việt Nam. Ảnh: T.L.

Giá điện chưa cạnh tranh khiến nhà đầu tư e ngại khi đổ tiền vào dự án điện Việt Nam. Ảnh: T.L.

Bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cũng đã đặt nhiều mục tiêu và giải pháp tăng cường đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư từ nay đến năm 2030, ngành điện cần khoảng 150 tỷ USD để phát triển nguồn điện, trung bình mỗi năm cần 12-13 tỷ USD để đầu tư, phát triển các dự án, nhà máy phát điện mới. Điều này, buộc ngành năng lượng cần huy động đa dạng các nguồn vốn trong nền kinh tế, đồng thời phải có cơ chế hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng.

Trao đổi trong Diễn đàn an ninh năng lượng cho phát triển bền vững, sáng 22/12, ông Hà Đăng Sơn, Phó Giám đốc Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (USAID V-LEEP) cho biết, hiện có rất nhiều nguồn điện không tham gia vào thị trường như các dự án BOT về điện tái tạo, điện gió, điện mặt trời hay thủy điện nhỏ.

Khi tỉ trọng của các nguồn điện không tham gia vào thị trường càng lớn, bắt buộc các loại điện này phải trợ giá mới có thể thu hút được các nhà đầu tư. Nhưng hiện giá điện bán lẻ tại Việt Nam rất thấp, không đủ để bù cho giá điện tái tạo. So sánh với Đức, khi 1/2 giá điện bán lẻ để bù cho giá điện tái tạo và chi trả cho các chi phí vận hành lưới điện, ở Việt Nam, con số này chỉ đạt 1/5 (20%).

“Giá điện chưa cạnh tranh gây khó khăn cho việc huy động nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Giá điện khí, điện mặt trời Việt Nam vẫn đang ở mức cao, trong khi giá điện bán lẻ vẫn duy trì ở mức thấp thì chắc chắn không đủ nguồn lực để huy động. Điều này gây ra sự méo mó rất lớn với thị trường điện và rất khó khăn để phát triển nguồn năng lượng sạch và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”, ông Đăng Sơn nhấn mạnh.

Nhiều thủ tục pháp lý ràng buộc khiến các ngân hàng thương mại khó khăn khi tài trợ vốn cho các dự án năng lượng. Ảnh: T.L.

Nhiều thủ tục pháp lý ràng buộc khiến các ngân hàng thương mại khó khăn khi tài trợ vốn cho các dự án năng lượng. Ảnh: T.L.

Là một trong những ngân hàng dành 15% danh mục tín dụng ưu tiên tài trợ cho ngành năng lượng tái tạo, đã và đang tài trợ 400 dự án năng lượng tái tạo với nhiều dự án có quy mô và công suất lớn hơn 100 MW, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) hiện có thể cấp 15% vốn tự có (16.500 tỷ đồng) cho một khách hàng và 25% vốn tự có (28.000 tỷ) cho một nhóm khách hàng đầu tư ngành năng lượng.

Tuy nhiên bà Nguyễn Thùy Dương, Trung tâm Giải pháp tài chính, Ngân hàng Vietinbank cho biết, khả năng cung ứng vốn hiện nay của Vietinbank nói riêng và các ngân hàng thương mại trong nước nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ‘khủng’ cho các dự án năng lượng lớn và hiện các ngân hàng thương mại cũng gặp một số rào cản khi tài trợ vốn cho các dự án năng lượng.

“Các ngân hàng đóng vai trò là đầu mối thu xếp vốn cho các nhà đầu tư nhưng các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện, chính sách giá, cơ chế thế chấp tài sản bảo đảm, đất đai hiện nay vẫn là rào cản cần tháo gỡ để tăng khả năng tiếp cận vốn của các dự án”, bà Dương nhấn mạnh.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cho biết, trong thời gian tới Luật điện lực sẽ nghiên cứu sửa đổi để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư toàn xã hội; đặc biệt xây dựng Luật Năng lượng tái tạo để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc đầu tư, vận hành năng lượng tái tạo, tạo chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, cơ chế đầu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án nguồn điện và xã hội hóa lưới điện truyền tải, xây dựng và vận hành thị trường điện cạnh tranh sẽ được chú trọng để thu hút nguồn vốn và giúp giá điện ổn định, minh bạch.

Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng cho biết, hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện (DPPA) đang được thí điểm được kì vọng sẽ là nút gỡ cho việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng kết hợp thị trường hóa.

“Việc mua bán điện trực tiếp giữa công ty sản xuất điện tái tạo và khách hàng, không thông qua EVN sẽ cắt giảm rất nhiều loại thuế, phí, mang lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng hưởng giá điện cạnh tranh, đơn vị phát triển dự án điện năng lượng tái tạo dễ sử dụng vốn, chi phí, giảm gánh nặng tài chính và Chính phủ giảm bớt gánh nặng trợ giá”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
6 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Xem thêm