Thứ ba, 01/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Không chỉ là ‘tấm áo màu mè’, tiêu chuẩn xanh giờ là sống còn của doanh nghiệp

Huyền Trang
- 16:47, 24/07/2023

(DNTO) - Sức ép của thị trường ngày một nhanh hơn trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại rất chậm chân trong việc “xanh hóa”.

Nhiều doanh nghiệp bước vào cuộc chiến sản xuất xanh để giữ được bạn hàng, người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Nhiều doanh nghiệp bước vào cuộc chiến sản xuất xanh để giữ được bạn hàng, người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Mới đây, câu chuyện dệt may Việt Nam mất đơn hàng bởi ngành dệt may Bangladesh, do chậm xanh hóa chuỗi cung ứng, đã khiến ngành sản xuất Việt Nam phải nhìn lại mình.

Bangladesh đã thực hiện chiến lược “xanh hóa” các nhà máy sản xuất trong nhiều năm qua, chứ không phải đợi đến khi “xanh hóa” trở thành yêu cầu bắt buộc của các nước nhập khẩu mới tiến hành thay đổi.

Theo Apparel Resources, Bangladesh có 67 nhà máy đạt chứng nhận LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường), số lượng lớn nhất thế giới. Nước này đã thành lập các cơ quan giám sát về phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động với hàng nghìn nhà máy tham gia.

Ở Việt Nam, “xanh hóa” cũng không còn là câu chuyện mới, mà đã được nhắc đến vài năm trở lại đây. Thông điệp xanh được nhắc đến trong các chủ trương, chính sách của Chính phủ, cho đến các bộ ngành, hiệp hội và cơ quan truyền thông…, nhưng dường như tác động đến sự thay đổi của doanh nghiệp trong nước vẫn còn rất ít. Kể cả hiện nay, trước sức ép rất lớn của thị trường quốc tế, thì sự thay đổi này cũng chưa thực sự mạnh mẽ.

Nhưng các đối tác, bạn hàng giờ đây không còn thể đợi nhà cung cấp Việt Nam có thêm lộ trình chuyển dịch. Họ đang có những động thái mạnh mẽ hơn trong việc gật đầu hoặc nói không với những sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn xanh.

Ngay trong đầu năm nay, EU - khu vực mà Việt Nam xuất siêu 31,4 tỷ USD trong năm 2022 và 14,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, đã thông qua Thỏa thuận Xanh. Đây được xem là kế hoạch toàn diện để đạt được mục tiêu Net Zero. Chính sách này cũng sẽ đặt ra yêu cầu mới về tính bền vững của chuỗi cung ứng, buộc các doanh nghiệp có mối quan hệ giao thương với EU phải điều chỉnh hoạt động sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu chia sẻ, nói ngắn gọn thì EU sẽ yêu cầu các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải có tính bền vững, có thể tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm năng lượng. Thực phẩm cũng phải đáp ứng các yêu cầu, chứng nhận chung và và kế hoạch ghi nhãn.

“Các sửa đổi đang diễn ra và một khung pháp lý mới sẽ được đề xuất ngay trong năm nay”, bà Thúy cho biết và nhấn mạnh, Thỏa thuận Xanh có thể ảnh hưởng tới một số ngành công nghiệp của Việt Nam như dệt may da giày, bao bì và nông sản, thủy sản, thép.

Tiêu chuẩn bền vững dần được nhiều nước luật hóa, buộc các nhà sản xuất phải thay đổi nếu không muốn bị từ chối. Ảnh: T.L.

Tiêu chuẩn bền vững dần được nhiều nước luật hóa, buộc các nhà sản xuất phải thay đổi nếu không muốn bị từ chối. Ảnh: T.L.

Như vậy, nếu trước kia, yêu cầu bền vững chỉ là từ khóa “trend”, chỉ là sự lựa chọn để được ưu tiên trên bàn đàm phán, thì nay nó dần tiến tới luật hóa. Khi các tiêu chuẩn bền vững đã được luật hóa, thì những sản phẩm không đáp ứng được sẽ ngay lập tức bị đào thải khỏi thị trường.

Thế nhưng, để chuyển đổi xanh không chỉ cần nỗ lực. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể biết đến, hiểu được, nhưng để làm được hay không, bao giờ làm được thì là câu chuyện khác. Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 90%, là thiếu vốn.

Mặc dù giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ cấp tín dụng xanh tăng bình quân hơn 25%/năm, nhưng tỷ trọng vẫn còn rất nhỏ, chỉ chiếm 4,32% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Thiếu vốn khiến doanh nghiệp Việt rơi vào vòng luẩn quẩn: thiếu vốn - không đổi mới công nghệ, chuỗi cung ứng – năng suất kém, sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn – khó bán hàng và khó thu về giá trị cao – thiếu vốn.

Tại Bangladesh, Ấn Độ, các quốc gia này đã ban hành hạn mức tín dụng đối với các lĩnh vực có tác động tiêu cực với môi trường, khí hậu. Trung Quốc thì yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, báo cáo với cơ quan quản lý. Các nước phát triển như Anh, Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp, Úc, Hà Lan… công bố thông tin về rủi ro tài chính liên quan tới môi trường, khí hậu.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đã hình thành thị trường tài chính xanh, nhưng tính thanh khoản còn thấp. Nguyên nhân là các nhà đầu tư còn thờ ơ với sản phẩm này, nên thị trường vắng bóng các “cá mập” trong cả tín dụng, cổ phiếu và trái phiếu xanh, dẫn đến thị trường kém hấp dẫn với nhà đầu tư quốc tế. Ở chiều ngược lại, nguồn cung các dự án xanh trên thị trường cũng chỉ “đếm trên đầu ngón tay”, chưa có nhiều tổ chức phát hành.

Động lực từ thị trường trong những năm qua chủ yếu đến từ lực đẩy chính sách từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, chưa phải đến từ thị trường. Vì vậy, theo chuyên gia việc tiêu chí, tiêu chuẩn thống nhất đối với các dự án xanh, chứng khoán, tín dụng xanh… là rất quan trọng để có thể xếp hạng, đánh giá một cách công khai, minh bạch, tạo động lực cho các bên tham gia thị trường này.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Câu Lạc Bộ KOLs và KOCs Việt Nam (VKKC) trực thuộc Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA) vừa công bố quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Đan Thanh, Tổng giám đốc MVOT GROUP, vào vị trí Trưởng ban Chủ nhiệm. Sự kiện đánh dấu bước quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy hệ sinh thái KOLs/KOCs trong lĩnh vực quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sau gần một tháng ra mắt, dịch vụ taxi cao cấp Xanh SM Premium không chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng mà còn chứng minh một xu hướng mới: khách hàng không còn quá ưu ái các dịch vụ giá rẻ mà sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự kiến đến tháng 4/2025, menu mới của Yi He Tang Việt Nam sẽ được tinh chỉnh và bổ sung hàng loạt sản phẩm “Việt hóa” nguyên liệu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chủ trương đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, các chính sách chung và giải pháp, nguồn lực đầu tư của TP.HCM tạo nền tảng, không gian để phát huy tiềm lực thành phần kinh tế này. TP.HCM đứng trước sứ mệnh trở thành trung tâm của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị Số 1 TP.HCM (HURC1) "bắt tay" ký kết hợp tác chiến lược giai đoạn 2025- 2028 vào hôm nay, ngày 27/3, tại TP.HCM.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đang ngày một lớn mạnh và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bày tỏ sẵn sàng tham gia các dự án lớn, các siêu dự án của đất nước. 
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo, thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 26/3, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction), đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Quân đội, ghi nhận thành tích của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cầu Mương Rói tại xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi sẽ góp phần hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của bà con, đảm bảo an toàn giao thông và tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Vikoda là một trong số hơn 560 doanh nghiệp được trao chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm 2025, đánh dấu chặng đường dài hơn 20 năm liên tục doanh nghiệp gắn bó với danh hiệu này.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 19/3, tại Khu phức hợp Hội chợ Canton, Pazhou, Quảng Châu (Trung Quốc) đã diễn ra Diễn đàn kinh doanh các nhà lãnh đạo nội thất CIFF-ASEAN: Định hướng thành công trong thị trường biến động. Doanh nhân Dương Quốc Nam - Chủ tịch Hoàng Nam Group, Thương hiệu nội thất phố Xinh đã vinh dự nhận Cup “Outstanding Entrepreneur - Doanh nhân xuất sắc”.
1 tuần
Trung ương hội
Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và CTCP Phát triển năng lượng xanh Intech Việt Nam (Intech Energy) ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2025 về việc tài trợ hệ thống điện mặt trời cho các điểm trường vùng cao khó khăn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Khi lực lượng lao động chủ lực đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ Gen X, Gen Y sang Gen Z, những yếu tố “hấp dẫn” của một nhà tuyển dụng cũng thay đổi liên tục. Giữa dòng chảy ấy, vì sao Vinamilk vẫn là một thương hiệu đầy sức hút với nhân tài? Họ sở hữu những yếu tố “độc nhất” nào để luôn nổi bật trên thị trường lao động ngày càng cạnh tranh?
1 tuần
Xem thêm