Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: 7 ngày để tiếp cận có khả thi?

Diễm Ngọc
- 06:30, 13/07/2021

(DNTO) - “Việc giải ngân nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự hợp tác của doanh nghiệp và người lao động, điều quan trọng nhất vẫn là tính minh bạch và mức độ trung thực của người được nhận hỗ trợ”...

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với trị giá 26.000 tỷ đồng. Ngay sau đó, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đã gấp rút vào cuộc triển khai để sớm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Chậm nhất 7-10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, các cơ quan, địa phương liên quan phải chi trả tiền hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chậm nhất 7-10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, các cơ quan, địa phương liên quan phải chi trả tiền hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Tại Diễn đàn hợp tác báo chí và doanh nghiệp do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức mới đây, ông Mạc Quốc Anh, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội đã kiến nghị, tại gói hỗ trợ trước, nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội không tiếp cận được do vướng mắc nhiều thủ tục, điều kiện. Thời gian nhanh nhất để doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ là 45 ngày, có khi lên tới 2 tháng khiến doanh nghiệp mệt mỏi. Vì vậy, trong gói hỗ trợ lần thứ hai, người lao động cũng như người sử dụng lao động đều mong có một sự đột phá để hiện thực hoá việc hỗ trợ trở nên thiết thực.

Trong gói hỗ trợ mới này, Quyết định của Thủ tướng quy định rất chi tiết các đối tượng, điều kiện được hỗ trợ, hồ sơ và trình tự thủ tục. Hầu hết các nhóm chính sách đều được ấn định chậm nhất từ 7-10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan phải giải quyết để chi trả tiền hỗ trợ sớm nhất cho người thụ hưởng.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh, chậm nhất 7-10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, các cơ quan, địa phương liên quan phải chi trả tiền hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

“Tinh thần đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục, phương châm thông thoáng nhất để người lao động, chủ sử dụng lao động tiếp cận gói hỗ trợ sớm nhất mà vẫn phải đúng luật. Người dân ngóng từng ngày, nếu cơ quan, địa phương, đơn vị nào làm chậm là có lỗi với dân, nếu có làm sai thì có tội với dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, gói 62.000 tỉ trước đây có những tiêu chí chặt chẽ, nhiều thủ tục, thời gian xem xét có khi phải đợi cả tháng, nhanh cũng phải 10 ngày. Nhưng nay với quyết định này sẽ rút ngắn thời gian chỉ còn 4 ngày xét thủ tục và thêm 3 ngày để giải ngân. Tức là tối đa 7 ngày có thể tiền hỗ trợ sẽ đến tay người dân.

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên trường Chính sách công và quản lý Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, dù đơn giản thủ tục thế nào, thì Nhà nước vẫn cần điều kiện để chứng minh được khả năng trả nợ, khả năng thiệt hại của doanh nghiệp. Nghĩa là các doanh nghiệp cần minh bạch thông tin, sổ sách, mà đây chính là thách thức, cản trở lớn trong việc giải ngân gói hỗ trợ lần thứ nhất. Trong bối cảnh doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hệ thống thông tin, sổ sách, báo cáo còn thiếu sự minh bạch rõ ràng, ví dụ như có nhiều doanh nghiệp đã tìm cách né bảo hiểm, né thuế, gây ra khó khăn cho việc giải ngân gói hỗ trợ. Cho nên, dù Chính phủ muốn hỗ trợ doanh nghiệp đến đâu, thì tiêu chí tối thiểu và cần thiết là doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo đảm quyền lợi người lao động đầy đủ, cũng như người lao động phải hợp tác trong việc này.

Như vậy, theo đánh giá của TS. Huỳnh Thế Du, việc giải ngân nhanh hay chậm cũng còn phụ thuộc vào sự hợp tác của doanh nghiệp và người lao động. Trong các tiêu chí, điều kiện ban hành, điều quan trọng nhất vẫn là tính minh bạch và mức độ trung thực của người được nhận hỗ trợ.

Ở một quan điểm khác, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, những doanh nghiệp vay tiền ngân hàng thuộc nhóm nợ xấu như nhóm 3,4,5 thì gần như không được vay gói này và như vậy sẽ bất công cho người lao động. Vì người lao động không phải chịu trách nhiệm về việc một công ty có nợ xấu hay không, vì vậy người lao động phải được hưởng trợ giúp từ Chính phủ  sớm nhất.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng.

“Theo tôi, tại những doanh nghiệp có nợ xấu, trong đó thuộc nhóm 4,5 là vô cùng khó khăn, cần phải xem xét vì có khả năng mất nợ từ 50-100%. Nhưng những doanh nghiệp thuộc nhóm 3 thì nên cho phép họ có thể vay tiền, từ đó sẽ gián tiếp hỗ trợ cho người lao động khả thi hơn.

Ngoài ra, các thủ tục hành chính như cần phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, hay các loại giấy tờ rườm rà khác, nếu có thể giảm thiểu thì nên cắt giảm, để đảm bảo tiến độ triển khai được nhanh chóng. Rất nhiều nước trên thế giới đã có các gói hỗ trợ đến tất cả mọi người, bao gồm cả người lao động và người không lao động, thậm chí không đòi hỏi điều kiện thủ tục gì. Các nước đều làm như vậy, thì Việt Nam cũng nên thông thoáng hơn”, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề nghị.

Trao đổi với báo chí, đại diện Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đưa ra ý kiến rằng, theo quy định của Nghị quyết 68, cho đến nay các đối tượng đã được xác định và cơ bản làm sao xác định đúng các đối tượng trong Nghị quyết này. “Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, người lao động có hợp đồng lao động bị mất việc hay bị gián đoạn công việc thì tôi nghĩ rất dễ xác định bởi đó là nhóm mà có đăng ký như doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh, có khả năng chứng minh được thiệt hại của họ”.

Chính vì vậy, quan trọng nhất là đối tượng người lao động tự do thì rõ ràng cần cải tiến quá trình xét điều kiện cũng như quá trình xác định nhóm đối tượng này. Bởi vì bài học kinh nghiệm của gói hỗ trợ lần thứ nhất, rất nhiều người lao động tự do, lao động phi chính thức đủ điều kiện để được hưởng lợi từ gói hỗ trợ, tuy nhiên do thủ tục, giấy tờ chứng minh điều kiện của mình, đối tượng đáng được hưởng lợi lại không được hưởng.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm