Thứ ba, 03/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giá bất động sản tăng gần 60% trong 5 năm, tỷ lệ sở hữu nhà của người Việt vẫn top đầu

Hồng Gấm
- 15:50, 03/12/2024

(DNTO) - Giá bất động sản Việt Nam tăng 59% trong vòng 5 năm qua, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore... Năm 2024, một người cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ 3 tỷ. Song Việt Nam vẫn lọt top quốc gia có tỷ lệ tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới.

 

Biến động tăng giá và lợi suất thuê bất động sản tại một số quốc gia. Ảnh: TL.

Biến động tăng giá và lợi suất thuê bất động sản tại một số quốc gia. Ảnh: TL.

Ba yếu tố tác động đến giá nhà 

Tại hội nghị Bất động sản Việt Nam 2024, ngày 3/12, dẫn số liệu từ Global Property Guide, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc batdongsan thông tin, giá bán bất động sản Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng so với thế giới.  

Cụ thể, tăng trưởng giá 5 năm (2019-2024) của Việt Nam đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)… Mức giá tăng cao khiến lợi suất cho thuê bất động sản ở Việt Nam chỉ ở mức 4%, trong khi nhiều quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Anh, Úc, Mỹ có lợi suất cho thuê bất động sản giao động từ 5-7%. 

Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn chỉ ra ba yếu tố chính tác động đến giá bất động sản tại Việt Nam là kinh tế, quản lý và xã hội. “Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu người, lạm phát mạnh mẽ. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng”.

Cụ thể, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 34,8%, cao hơn trung bình thế giới (20,8%) và các nước đang phát triển (22%). Mặt khác, lạm phát tại Việt Nam cũng ở mức cao hơn so với trung bình các nước. Hiện tại, môi trường lãi suất ở Việt Nam đang dần trở về mức thuận lợi hơn và tỷ trọng tài sản tích trữ trong GDP của Việt Nam khá cao (32,8%), đứng thứ 27 trên thế giới (trung bình 27,1%).

Với lượng tiền tích trữ, người Việt Nam có một số kênh đầu tư chính như thị trường tài chính, bất động sản, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm. Trong khi kênh đầu tư vàng nhiều biến động, rủi ro và có chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới, Kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm có lợi suất ở mức khá thấp, trong khoảng ~9 – 13%/2 năm.

Đáng chú ý, theo Batdongsan.com.vn, bất động sản được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và Đất nền đạt 137% vào quý 4/2024 so với quý 1/2015.

Yếu tố thứ hai là quản lý với thuế vừa là nguồn thu, vừa là công cụ quản lý thị trường. Dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy tỷ trọng thuế bất động sản trong GDP theo quốc gia của Việt Nam đang ở mức (0,03%) thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore (1,5%), Nhật Bản (2,6%), Hàn Quốc (4%).

Ông Anh cũng khẳng định từ kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy thuế bất động sản được sử dụng làm chính sách quản lý thị trường và tối ưu nguồn thu cho đất nước. Đây cũng là xu hướng nhà đầu tư bất động sản phải tính toán vào phương án tài chính đầu tư bất động sản những năm tới.

Cuối cùng là yếu tố xã hội. Dân số và tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cho thấy nhiều cơ hội cho tăng trưởng nhu cầu bất động sản. Xu hướng gia đình nhỏ hơn cũng thúc đẩy nhu cầu mua bất động sản cho thế hệ sau thừa kế và hành trình tự sở hữu nhà của người trẻ. 

Hiệu quả đầu tư của một số kênh đầu tư phổ biến tại Việt Nam từ 2015 – 2024. Ảnh: TL.

Hiệu quả đầu tư của một số kênh đầu tư phổ biến tại Việt Nam từ 2015 – 2024. Ảnh: TL.

Để mua chung cư giá 3 tỉ đồng, cần mất 25,8 năm tiền lương

Theo Batdongsan.com.vn, so sánh lương trung bình và giá nhà của thời xưa và nay có thể thấy, không riêng Gen Z (những người trẻ sinh từ 1997 - 2012), mà người trẻ thời buổi nào cùng gặp không ít khó khăn trong việc tự mua nhà. 

Đơn cử, ở thời điểm năm 2004, với GDP bình quân đầu người khoảng 1,8 triệu đồng/tháng, một người trẻ thế hệ 7X mất khoảng 31,3 năm làm việc, tích cóp để có đủ tiền mua một căn hộ chung cư 60m2, giá bán khoảng 600 triệu đồng/căn, điều kiện lãi suất huy động 7,4%/năm. 

10 năm sau (thời điểm năm 2014), với GDP bình quân đầu người khoảng 5,5 triệu đồng/người, một người trẻ thế hệ 8X cần làm việc, tích cóp 22,7 năm để có đủ tiền mua một căn hộ chung cư 60m2, giá bán khoảng 1,5 tỷ đồng/căn, lãi suất huy động khoảng 6%/năm. 

Và hiện nay năm 2024, với GDP bình quân đầu người khoảng 9,5 triệu đồng/tháng, một người trẻ 9X cần làm việc, tích cóp 25,8 năm để mua căn hộ khoảng 60m2, giá khoảng 3 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động 4,5%.

Từ so sánh trên, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, người trẻ thuộc các thế hệ vẫn cần nỗ lực trong thời gian dài mới có thể tự sở hữu nhà. Đáng chú ý, dù giá tăng cao, người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung vẫn kỳ vọng cao về việc sở hữu bất động sản trong đời, với các lý do phổ biến gồm lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội và tài sản, nơi sinh sống cho gia đình.

"Do đó, Việt Nam lọt top quốc gia có tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới với 90%, cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn Mỹ (66%), Úc (66%)...", vị chuyên gia thông tin.

Nhìn lại hành trình 30 năm, thị trường bất động sản Việt Nam trải qua 5 giai đoạn chính:

Khởi đầu (trước 2009): Thị trường hình thành với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Định hình (2009-2012): Thị trường chững lại do lãi suất tăng và tín dụng thắt chặt, dẫn đến khủng hoảng niềm tin.

Tăng trưởng (2013-2019): Luật pháp hoàn thiện hơn, nguồn cung tăng, thị trường sôi động trở lại.

Biến động (2020-2021): Covid-19 gây ảnh hưởng nhưng giao dịch bất động sản vẫn duy trì với sự nâng cấp hóa sản phẩm.

Thách thức (2022-2024): Tình hình vĩ mô khó khăn làm bộc lộ điểm yếu của nhiều doanh nghiệp, đặt ra yêu cầu về cải thiện tính minh bạch và uy tín.

 

Tin khác

Bất động sản
Giá bất động sản Việt Nam tăng 59% trong vòng 5 năm qua, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore... Năm 2024, một người cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ 3 tỷ. Song Việt Nam vẫn lọt top quốc gia có tỷ lệ tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới.
19 phút
Bất động sản
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng, khiến ngân hàng lúng túng trong việc xác định giá đất để thực hiện cho vay. 
2 ngày
Bất động sản
Giá đất tăng phi mã và vướng mắc trong định giá đất đang đẩy giá nhà cao ngoài sức tưởng tượng và làm giảm khả năng thanh khoản là bài toán lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp bất động sản hiện nay.
6 ngày
Bất động sản
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải gỡ nút thắt pháp lý liên quan đến đất đai. Đặc biệt, Nhà nước cũng cần phải giảm sự can thiệp hành chính vào thị trường và doanh nghiệp bằng vai trò điều tiết gián tiếp, mang tính chất dẫn dắt, tạo sự đồng bộ, thống nhất để thị trường phát triển minh bạch, bền vững.
6 ngày
Bất động sản
Bộ Tài chính vừa đề xuất áp dụng thuế với lợi nhuận thu được từ giao dịch bất động sản căn cứ theo tần suất giao dịch, thời gian mua, bán lại nhà, đất. Nếu thời gian này diễn ra càng nhanh thì thuế suất càng cao và ngược lại.
1 tuần
Bất động sản
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, để khắc phục các bất cập trong đấu giá đất, ngăn tình trạng "thổi" giá đất trục lợi, các tỉnh, thành phố có thể nghiên cứu quy định rút ngắn thời gian nộp tiền thanh toán đấu giá, đồng thời công khai các trường hợp trúng giá cao bỏ cọc.
1 tuần
Bất động sản
Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, căn hộ dưới 3 tỷ đồng “như sao buổi sớm”, The Opus One (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức) ra mắt đã mang đến cơ hội vàng giúp khách hàng và nhà đầu tư có thể sở hữu những sản phậm hạng sang với giá tốt bậc nhất thị trường. 
1 tuần
Bất động sản
"Việc nhiều chủ đầu tư đang lên lịch dự kiến mở bán sản phẩm ra thị trường, nguồn cung mới phân khúc căn hộ được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến rõ nét trong thời gian tới, điểm rơi vào khoảng nửa cuối tháng 11", DKRA dự báo.
1 tuần
Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
1 tuần
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
1 tuần
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 tuần
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
1 tuần
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
2 tuần
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
2 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
2 tuần
Xem thêm