Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

EVFTA: Trợ lực ý nghĩa giúp doanh nghiệp vượt qua 'khủng hoảng' Covid-19

Hương Giang
- 07:40, 28/08/2021

(DNTO) - Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào thời điểm đặc biệt, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Vì vậy, nếu khai thác hiệu quả các khía cạnh thích hợp từ EVFTA, hiệp định này sẽ là một trợ lực ý nghĩa cho doanh nghiệp trong các nỗ lực vượt qua dịch bệnh.

Hiệp định EVFTA có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế giữa Việt Nam và EU. Ảnh: T.L

Hiệp định EVFTA có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế giữa Việt Nam và EU. Ảnh: T.L

Ngày 27/8, trong khuôn khổ Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam – châu Âu, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hành trình 1 năm Hiệp định EVFTA: Khởi đầu thuận lợi và những bước tiếp theo”.

EVFTA tạo ra những giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hai bên

Theo đánh giá của Chủ tịch VCCI, trong gần 400 ngày vừa qua kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (ngày 1/8/2020), EVFTA đã cho thấy những đóng góp có ý nghĩa trong phát triển kinh tế giữa hai bên và cho sự tăng trưởng của Việt Nam, mà những thay đổi trong quan hệ xuất nhập khẩu song phương là minh chứng điển hình.

Dưới tác động của EVFTA, trong khi tổng nhập khẩu của EU từ thế giới vẫn sụt giảm tới 20%, nhập khẩu từ Việt Nam sang thị trường này lại tăng 3,8%. Nửa đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU vẫn tăng liên tục và ổn định, ở mức 18,3% so với cùng kỳ, đặc biệt là sự bứt phá của nhóm hàng nông sản.

Nếu như năm 2020, nhập khẩu từ EU của Việt Nam tăng 4,3% (cao hơn mức 3,7% tăng trưởng nhập khẩu từ tất cả các nguồn), thì 6 tháng đầu năm 2021, con số này là 19,8%.

“Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo EVFTA của Việt Nam cũng đạt được mức cao nhất so với năm đầu thực thi của bất kỳ FTA nào khác. Quan sát của VCCI cho thấy tỷ lệ này gấp 2 lần tỷ lệ sử dụng ATIGA, gấp 7 lần AIFTA, gấp 2 lần tỷ lệ tận dụng các thị trường mới của CPTPP trong năm đầu”, Chủ tịch VCCI cho biết.

Về đầu tư, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư có chất lượng và được học hỏi, hấp thụ khoa học và công nghệ tiên tiến từ EU, tạo ra những giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của cả hai bên.

Tính đến tháng 6/2021, EU có 2.221 dự án (tăng 142 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,216 tỷ USD (tăng 449 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020)

Hiện nay, nhân dân và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp EU đang hoạt động tại đây đã và đang phải đối mặt với những tác động và thiệt hại nghiêm trọng do đại dich Covid-19, đặc biệt tại các thành phố lớn và một số tỉnh thành như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương.

Các khó khăn chủ yếu là do đầu vào và sản xuất gặp rủi ro, đầu ra cũng cực kỳ phức tạp khi đơn hàng không thể xuất theo kế hoạch, vận tải đường bộ chậm trễ do các thủ tục kiểm soát dịch bệnh, cảng xuất ách tắc, tình trạng thiếu container rỗng vẫn diễn biến nghiêm trọng và chi phí logistics tăng phi mã. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những hệ lụy chưa thể lường hết được trong tương lai, khi dịch đã đi qua.

“Để xử lý tất cả những nguy cơ cả hiện hữu và trong tương lai này thì cần rất rất nhiều giải pháp từ cả chính sách của Nhà nước và chiến lược riêng của doanh nghiệp. Trong các giải pháp đó, EVFTA là một công cụ hiệu quả, trợ lực cho các doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh và duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian tới”, ông Lộc nhấn mạnh.

EVFTA là một công cụ hiệu quả, trợ lực cho các doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh và duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Ảnh: T.L

EVFTA là một công cụ hiệu quả, trợ lực cho các doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh và duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Ảnh: T.L

Cùng chia sẻ quan điểm với VCCI, Lãnh đạo Cục xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương ông Vũ Bá Phu cũng cho rằng, một năm sau khi thực thi,  tăng trưởng thương mại là tích cực, ngay cả trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tận dụng lợi thế của Hiệp định, do khó khăn trong quá trình tuân thủ. Liên minh châu Âu luôn có các tiêu chuẩn về hàng hóa yêu cầu chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường, vì vậy không dễ mà tất cả các công ty đều có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn này.

“Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu tích cực cho tương lai, đặc biệt ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như hạt điều, cà phê, rau quả. Trọng tâm hiện nay nên tập trung vào các sản phẩm mà Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị và gia tăng giá trị, chẳng hạn như các ngành công nghiệp tái tạo và các sản phẩm chế biến cho đồ nội thất”, ông Phú cho hay.

EVFTA có hiệu lực mới chỉ là khởi đầu

Lãnh đạo Eurocham, ông Alain Cany nhận định rằng, 12 tháng đầu tiên của EVFTA đã gặt hái những thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tiếp tục xây dựng và phát triển trên khởi đầu đầy hứa hẹn này và khai thác toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận lịch sử này, chúng ta phải cùng phối hợp chặt chẽ.

“EVFTA sẽ không thành công nếu không có nỗ lực hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu. Nói cách khác, việc Hiệp định có hiệu lực mới chỉ là khởi đầu. Việc tận dụng Hiệp định EVFTA hiện quan trọng hơn bao giờ hết. Bất chấp những thách thức ngắn hạn đáng kể của đại dịch, chúng ta không được mất tập trung vào các cơ hội dài hạn mà EVFTA mang lại”, ông Alain nhấn mạnh.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, dưới tác động của Covid-19, ngành thủy sản Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức to lớn.

Trong năm 2020, xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đã giảm  2% xuống chỉ còn hơn 8 tỷ USD, trong đó khu vực EU chiếm tổng số 11,4%. Các doanh nghiệp nuôi trồng và xuất khẩu cũng gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực, các yếu tố khách quan khác như thiếu container, vận chuyển ách tắc. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất cũng giảm mạnh khoảng 40-50% so với các năm trước.

Hiệp định EVFTA đã góp phần đáng kể trong những thành quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua. Hiện có tới 50% các dòng thuế giảm về mức 0% trước năm 2020, bao gồm thuế suất với các mặt hàng chính như: tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc.

Trong 5 tháng cuối của năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU dự báo  tiếp tục bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Theo kịch bản tích cực nhất là dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn tại TP.HCM và các tỉnh thành miền Nam, xuất khẩu trong tháng 8 và tháng 9 sẽ giảm sâu từ 25-30% so với cùng kỳ năm trước, và sau đó hồi phục dần vào tháng 3/2022.

Kết quả xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm 2021 sẽ có thể giảm ít nhất 9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 3,66 tỷ USD. Vì vậy, đến cuối năm nay, xuất khẩu thủy sản có thể đạt 8,6 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2020.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
5 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
6 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
1 tuần
Xem thêm