Thứ bảy, 27/07/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đột phá, sáng tạo đưa đất nước phát triển bền vững

Đào Ngọc Dũng
- 07:30, 21/01/2023

(DNTO) - Năm 2022, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, an ninh - quốc phòng... Năm 2023, vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực đột phá, sáng tạo, đưa đất nước phát triển bền vững.

Mùa xuân mới đã đến. Nhìn lại năm qua với những thành tựu mọi mặt đạt được của đất nước để thêm niềm tin yêu Đảng quang vinh của dân tộc, đã chèo lái con thuyền cách mạng “vượt thác ghềnh” cập bến vinh quang.

Empty

Trong bộn bề khó khăn, thách thức nhưng kinh tế của đất nước tiếp tục đà phục hồi và phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia đánh giá đạt được kết quả này đã nhờ Chính phủ đã ban hành kịp thời Nghị quyết 128/NQ-CP và thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ Trung ương đến cơ sở. Các đối sách lớn của nền kinh tế được đảm bảo; giữ vững an ninh lương thực và an ninh năng lượng; việc cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Theo đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định, bảo đảm tiến độ sản xuất.

Empty

Năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5%, vào tốp đầu ở Đông Nam Á. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước vượt dự toán khá cao, tăng 14,3% so với dự toán. Trong đó, cả ngân sách Trung ương và địa phương đều vượt dự toán.

Nét nổi bật của năm 2022, hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nước tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện, chủ động, linh hoạt và đạt được những kết quả quan trọng. Việt Nam củng cố, thúc đẩy quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng, nước lớn và đối tác quan trọng; xử lý hài hòa, cân bằng quan hệ giữa các nước. 

Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện. Các hoạt động chăm lo đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động được triển khai tích cực, hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Hòa vào sự phát triển của đất nước, cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam cũng có đóng góp được ghi nhận. Trước Lễ trao Giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022, đoàn đại biểu doanh nhân trẻ Việt Nam – Doanh nhân Sao Đỏ đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ở Phủ Chủ tịch. Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đã báo cáo với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về thành tích của 86 doanh nhân trẻ đoạt giải năm 2022, đã tạo ra doanh thu 102 nghìn tỷ đồng năm 2021, đạt lợi nhuận 6.550 tỷ đồng, nộp ngân sách 3.990 tỷ đồng, giải quyết nhiều việc làm cho 29.300 lao động. Riêng doanh nghiệp tốp 10 Doanh nhân Sao Đỏ đã tạo ra doanh thu 58,5 nghìn tỷ đồng năm 2021, đạt lợi nhuận 1.966 tỷ đồng, nộp ngân sách 2.050 tỷ đồng, giải quyết nhiều việc làm cho 10.600 lao động.

Empty

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam đạt được: “Trong thời điểm dịch bệnh, chúng ta đã chứng kiến doanh nghiệp, doanh nhân trẻ Việt Nam, trong đó có doanh nhân trẻ xả thân, lao mình vào tâm dịch để hỗ trợ cộng đồng. Tôi muốn nhắc lại để thấy, những lúc đất nước khó khăn, doanh nhân trẻ đã đóng góp trách nhiệm, hiệu quả, cùng đất nước vượt qua khó khăn. Không có doanh nghiệp, doanh nhân thì không thể có thu ngân sách, không có xuất nhập khẩu, không thể có tăng năng xuất lao động và cũng không thể có phát triển đất nước, nhấn mạnh như vậy để thấy vai trò ngày càng quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, để các doanh nhân trẻ tự hào là doanh nhân, đang phát triển doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của đất nước”.

Về những định hướng lớn và các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm 2023, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, đã thông qua chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023, khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 đô la Mỹ. Theo dự báo của nhiều chuyên gia thì khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi. Do vậy cần các giải pháp đột phá, sáng tạo, giữ vững nền tảng kinh tế; Phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, giá cả, nhất là giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm; Có giải pháp kiểm soát trái phiếu doanh nghiệp, phấn đấu hạ lãi suất cho vay, chia sẻ với người dân, doanh nghiệp. Nhà nước tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo. 

Chào năm Quý Mão 2023 với quyết tâm đột phá, sáng tạo nhất định Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức đưa đất nước tiếp tục phát triển, để mọi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Quyền tổ chức Thế vận hội Olympic thường là một vai trò được tranh giành, vì hứa hẹn cơ hội quảng bá và lợi nhuận béo bở. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, Olympic ngày càng trở thành bài toán kinh tế hóc búa.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
56 tỷ USD phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội là con số không nhỏ. Mặc dù địa phương được phép sử dụng 100% tiền thu từ giao thông công cộng (TOD) để tái đầu tư, nhưng theo chuyên gia, cần huy động đa dạng nhiều nguồn lực khác để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đang tập trung vực dậy thị trường nội khối, thắt chặt chi tiêu và hạn chế đầu tư ra bên ngoài... Điều này có thể tác động đến việc thu hút dòng đầu tư chất lượng cao của Việt Nam.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Hãng công nghệ Nvidia đang phát triển một loại chip AI cho thị trường Trung Quốc, nhưng vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện cấm xuất khẩu của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Xe buýt là loại hình chuyên chở hành khách công cộng không thể thiếu của một đô thị văn minh. Tại TP.HCM, trong các năm qua, dù nhà nước đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng xe buýt vẫn chưa trở thành một phương tiện được nhiều người dân lựa chọn. Vì sao?
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sự nghiệp đổi mới đang được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế quốc tế như ngày nay. Đó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một sự cố kỹ thuật diện rộng liên quan đến Microsoft đã làm gián đoạn các chuyến bay, ngân hàng, cơ quan truyền thông và nhiều công ty trên toàn thế giới trong hôm thứ Sáu, 19/7.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải bám sát yêu cầu phát triển đất nước và nhu cầu của các doanh nghiệp, địa phương trong nước, làm tốt việc kết nối kinh tế thế giới với nền kinh tế Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024, đồng thời duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 là 6%, tương đương với dự báo đã đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao và 33 bộ, cơ quan, 28 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu phục vụ AI đang gây sức ép lên cơ sở hạ tầng năng lượng, gây lo ngại cho công cuộc giảm khí thải và chuyển đổi năng lượng sạch.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các đơn vị về triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến chính sách giá điện. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp.
2 tuần
Xem thêm