Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Dòng tiền chỉ xếp thứ hai trong khó khăn của doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam'

Hồng Gấm
- 13:46, 28/06/2022

(DNTO) - Chuyên gia cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, điểm nghẽn lớn cho bất động sản, nhất là với bất động sản nhà ở không phải là dòng tiền, mà điều gây khó đầu tiên cho phân khúc này chính là pháp lý, yếu tố đẩy chi phí đầu vào, làm tăng giá trị của nhà ở khi giá trị thật không có.

bds22

Dòng tiền chưa phải là điểm nghẽn lớn nhất cho bất động sản nhà ở

Chia sẻ tại Hội thảo "Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022", sáng nay, 28/6, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho rằng trong vòng 3 tháng qua, những khu vực được xem là trỗi dậy, hưởng lợi nhanh nhất là du lịch, căn hộ dịch vụ và bất động sản công nghiệp. Những phân khúc này thời gian qua đã cho thấy tỷ lệ lấp đầy, tỷ lệ tham gia vốn rất cao. Đối với bất động sản nhà ở, thời gian tới sẽ có trên 20.000 căn hộ mới, tập trung ở những dự án lớn.

Ông Khương cho rằng, có hai vấn đề cốt lõi cần quan tâm tại thị trường bất động sản Việt Nam là pháp lý và dòng tiền. Trong đó, điểm nghẽn lớn cho bất động sản, nhất là với bất động sản nhà ở không phải là dòng tiền. Các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, căn hộ dịch vụ… thời gian hoàn vốn nhanh nhất từ 8-10 năm. Còn các dự án bất động sản nhà ở nếu thuận lợi thì thời gian hoà vốn 5 năm là nhiều. Chúng ta đang sử dụng hai công cụ chính sách tiền tệ và tài khoá để áp dụng quản lý cho bất động sản.

"Phân khúc gặp khó nhất trước các công cụ này không phải là bất động sản nhà ở, mà điều gây khó đầu tiên cho phân khúc này chính là pháp lý, yếu tố đẩy chi phí đầu vào, làm tăng giá trị của nhà ở khi giá trị thật không có...", ông Khương nhìn nhận.

Tuy nhiên, lợi thế là thị trường bất động sản Việt Nam rất nhỏ. Riêng bất động sản nhà ở, nguồn vốn và tiềm lực trên 90% tập trung chủ yếu ở nhà đầu tư trong nước. Nhóm cần nguồn vốn thật sự để phát triển ngành công nghiệp không khói là bất động sản du lịch. Nhóm thứ hai quyết định rất lớn đến tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần tăng trưởng kinh tế là bất động sản công nghiệp. Hai lĩnh vực này sẽ tác động ngươc lại đến bất động sản nhà ở.

"Đây là bức tranh mà tôi cho rằng dòng tiền cần nhìn lại ở góc độ vĩ mô là mức độ tăng trưởng nền kinh tế và lợi ích của doanh nghiệp. Tóm lại, dòng tiền chỉ xếp thứ hai trong khó khăn của doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam, nhất là đối với bất động sản nhà ở", ông Khương đánh giá.

Bên cạnh đó, nhận định về thị trường nửa cuối năm 2022, ông Khương cho rằng có 3 vấn đề thị trường sẽ phải đối mặt là nguồn cung ít, giá bán vẫn cao và tính thanh khoản chậm.

Phân tích thêm, ông Khương cho rằng, ở Việt Nam, sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, bất động sản lại tăng giá. Có chăng, ở thị trường thứ cấp việc cắt lỗ sẽ diễn ra mạnh hơn do thị trường tiếp tục bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường. Những nhà đầu tư sở hữu bất động sản có sử dụng đòn bẩy tài chính có thể sự chịu đựng bị lung lay và quyết định bán ra để thu hồi vốn, thậm chí bán dưới giá vốn mua vào. Nhưng đây chỉ là số ít, không đại diện cho toàn thị trường.

"Đối với các nhà đầu tư, trước khi quyết định xuống tiền, cần chú ý về giá và pháp lý của bất động sản. Đối với những nhà đầu tư có ý định bán bất động sản vào lúc này, cần cân nhắc kỹ mục đích sử dụng của khoản tiền sau khi bán tài sản đó. Sẽ là hợp lý nếu khoản tiền này được đầu tư vào những kênh đầu tư hiệu quả hơn trong bối cảnh thị trường biến động", chuyên gia Savills Việt Nam đưa  lời khuyên.

Ngân hàng không phải "cửa" vốn duy nhất 

Ông Hiển cho rằng, bất động sản ở Việt Nam được coi là cơ chế vốn

Ông Hiển cho rằng, bất động sản ở Việt Nam được coi là cơ chế vốn "ngon nhất" với nguồn vốn lớn nhất là từ khách hàng, người mua nhà. Ảnh: TL.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đứng trước những “lằn ranh” sáng tối, sự dịch chuyển của dòng tiền vào các kênh đầu tư là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất là trong bối cảnh hiện nay, vấn đề khan hiếm nguồn cung và "siết" van tín dụng là hai "nút thắt" lớn cần được tháo gỡ để thị trường phục hồi và phát triển đúng hướng trong nửa năm còn lại.

Nêu quan điểm tại Hội nghị, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính, cho rằng, "Chỉ có ở Việt Nam mới suốt ngày nói rằng bất động sản thiếu vốn", trong khi bất động sản ở Việt Nam được coi là cơ chế vốn "ngon nhất" với nguồn vốn lớn nhất là từ khách hàng, người mua nhà.

Ông Hiển phân tích, "Trước đây, trong biểu vay của ngân hàng không bao giờ cho vay quá 70% vốn của một dự án, nhưng nay ngân hàng cho vay đến 80-85% giá trị thực của căn nhà thì nguy hiểm quá". Do đó, có thể thấy nguồn vốn bất động sản rất dồi dào.

Thêm nữa hệ thống ngân hàng thương mại không những cho vay hết room tín dụng mà còn đầu tư trái phiếu lên tới 800 ngàn tỷ trái phiếu, riêng bất động sản tới 1.200 tỷ trái phiếu trong 2 năm. Như vậy không phải dư nợ bất động sản tính đến tháng 4/2022 tăng 12% mà tăng tới gần 100% tính thêm cả 800 ngàn tỷ trái phiếu nợ của doanh nghiệp bất động sản cộng với 700 ngàn tỷ về tín dụng bất động sản, tăng gấp đôi về nợ so với dư nợ ngân hàng.

"Trong đó trái phiếu doanh nghiệp đã vượt quá chỉ tiêu. Hiện giờ không có siết trái phiếu mà chính phủ yêu cầu đưa trái phiếu về cho đúng chuẩn. Một doanh nghiệp phát hành trái phiếu đúng chuẩn thì phải có dự án thực sự, có pháp lý, bắt đầu phát hành trái phiếu niêm yết lên trên sàn. Như vậy, do chúng ta không đủ tiêu chuẩn để phát hành trái phiếu chứ không phải nhà nước siết", ông Hiển cho hay.

Một số doanh nghiệp bất động sản trên sàn cũng ủng hộ các biện pháp kiểm soát của nhà nước như chia sẻ của ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand): “Nhà nước cần có những giải pháp để kiểm soát. Tôi lại thích những việc như này. Việc siết tín dụng trước mắt sẽ chỉ là một giải pháp tạm thời, ngân hàng không thể không cho vay, sắp tới những dự án tốt vẫn sẽ được giải ngân. CenLand cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác đang đứng trước những cơ hội rất lớn. CenLand sẽ không từ bỏ việc phát hành trái phiếu”.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, đánh giá: các doanh nghiệp lâu nay vẫn còn loay hoay trong việc huy động vốn và chủ yếu nghĩ đến vốn tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp có ít nhất 6 tầng vốn, gồm: Ngân sách Nhà nước (vốn mồi, vốn ưu đãi, giảm thuế; nguồn vốn nước ngoài (vay, phát hành trái phiếu, bán cổ phần); huy động từ thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, từ các nền tảng công nghệ); nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính; vốn tự có; vốn đối tác trả chậm.

Chuyên gia này cho biết, sắp tới có ba chính sách tác động đến nguồn vốn trên thị trường bất động sản. Thứ nhất là chương trình phục hồi kinh tế, thứ hai là Luật Chứng khoán 2019 sửa đổi cho phép thành lập quỹ tín thác đầu tư bất động sản và thứ ba là việc sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ.

“Thông tư 22, Thông tư 16, Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước về cơ bản là để cho cả tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản lành mạnh hơn. Những động thái nhắc nhở rất cần thiết vì đã xuất hiện rủi ro. Rất nhiều người quan tâm đến chỉ số dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn nhưng tôi là nghĩ đây không phải là vấn đề. Bởi theo lộ trình Ngân hàng Nhà nước cho phép thì năm nay tỷ lệ này là 37% mà hiện nay, tỷ lệ này trên toàn hệ thống ngân hàng mới là 25%, tức là dùng chưa hết. Do đó, không nên quá quan ngại về vấn đề này”, ông Lực nhận định.

Tin khác

Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
7 giờ
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
9 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
9 giờ
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
1 ngày
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
3 ngày
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
3 ngày
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
4 ngày
Bất động sản
Trong năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là “ngôi sao” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2025, vị trí này sẽ được nhường lại cho các phân khúc đất nền, biệt thự có tỷ suất sinh lời cao hơn.
6 ngày
Bất động sản
Năm 2024, các công ty bất động sản dự kiến sẽ không đạt được các mục tiêu tài chính do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc dòng tiền eo hẹp đang là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trong năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc chung cư cao cấp và chung cư hạng sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang chiếm đa số trong nguồn cung tại các thành phố lớn, đang được người giàu quan tâm, tìm mua. Điều này là nguyên nhân chính khiến giá chung cư tăng trưởng mạnh trong thời qua.
1 tuần
Bất động sản
Sở hữu vị trí siêu kết nối, The Beverly Solari được ví như giao lộ hoàng kim giữa lòng đô thị ở tốt nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park (Thủ Đức). Đây không chỉ là không gian sống đẳng cấp mà còn là chốn đầu tư hoàn hảo, hút dòng tiền đổ về phía Đông TP.HCM.
1 tuần
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong quý III/2024, ghi nhận mức tăng 35-40% tại một số khu vực. Theo dự báo của CBRE, có thể trong vòng 1 - 2 quý tới mặt bằng giá chung cư Hà Nội có thể vượt TP HCM.
1 tuần
Bất động sản
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
2 tuần
Bất động sản
Môi giới bất động sản có vai trò là cầu nối trong hoạt động mua bán bất động sản. Trong lúc giá bất động sản tăng nóng như hiện nay, nghề môi giới ngành này này lại tiếp tục được đưa ra bàn luận, đặc biệt là hiện tượng "ăn chênh giá".
2 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, nếu đầu tư bất động sản khu vực phía Bắc, cần xem xét nhu cầu và các yếu tố tác động đến thị trường, cân đối khi yếu tố giá đang tăng mạnh. Trong khi đó, phía Nam lại đang có cơ hội lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người có tài chính trung bình muốn đầu tư lâu dài.
2 tuần
Xem thêm