Doanh số bán lẻ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng
(DNTO) - Theo khảo sát của VNDirect, tính đến tháng 6/2022, mức độ di chuyển của người Việt đến các địa điểm bán lẻ, vui chơi giải trí, các cửa hàng tạp hóa, tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 tháng 2022, đạt mức cao hơn 24,3%, cho thấy xu hướng gia tăng của ngành bán lẻ hàng tạp hóa, dược phẩm tại Việt Nam sau đại dịch.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5/2022 tăng 4,8% so với tháng trước và 21,3% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng hàng tháng cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 5/2021. Trong 5 tháng 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 8,2% so với cùng kỳ, bất chấp mức giảm trong tháng 2/2022 và tháng 3/2022 do sự bùng phát của đại dịch.
Các công ty bán lẻ niêm yết cũng cho thấy sự trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong giai đoạn “bình thường mới” của Việt Nam, với doanh thu và lợi nhuận ròng đạt tăng trưởng tích cực trong quý 1/2022.
Nhóm phân tích cho rằng, doanh thu và lợi nhuận ròng của mảng bán lẻ điện máy (như MWG, DGW và FRT) phục hồi sớm hơn và tạo đỉnh vào quý 4/2021, sau đó duy trì ở mức cao trong quý 1/2022, trong khi mảng trang sức - đại diện là PNJ, có doanh thu phục hồi chậm hơn và tạo đỉnh mới trong quý 1/2022. Trong khi đó, công ty kinh doanh bất động sản bán lẻ, đại diện là VRE, phục hồi chậm nhất khi vẫn chịu tác động của Covid-19 trong quý 1/2022, khiến doanh thu và lợi nhuận ròng trong quý 1/2022 giảm 38,5% so với cùng kỳ, và 51,6% so với cùng kỳ.
"Chúng tôi cho rằng lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp và không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu dùng", nhóm phân tích nhận định. Cụ thể, lạm phát đã đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, trong đó xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá năng lượng và lương thực lên cao. Tuy nhiên, lạm phát tăng mạnh ở châu Âu và châu Mỹ, trong khi các khu vực châu Á duy trì mức lạm phát thấp với khả năng phục hồi sau đại dịch.
Theo dữ liệu của United Nations, dự báo lạm phát toàn cầu năm 2022 ở mức gần 6,7% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với lạm phát của Việt Nam với dự báo mức tăng CPI của Việt Nam vào năm 2022 ở mức 3,5% so với cùng kỳ.
"Chúng tôi cho rằng với việc tình hình địa chính trị không chịu nhiều ảnh hưởng cùng với sự phục hồi tốt của nền kinh tế, lạm phát ở Việt Nam có thể được duy trì ở mức thấp hơn các nước khác và không ảnh hưởng nhiều đến tiêu dùng của người dân. Chúng tôi cho rằng lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp và không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu dùng", VNDirect phân tích.
Sở dĩ nhóm phân tích đưa ra nhận định này, vì theo dữ liệu của VAMA, doanh số bán xe 5 tháng năm 2022 tại Việt Nam vẫn tăng 42% so với cùng kỳ. Bên cạnh việc vấn đề logistics đang được khơi thông trong nửa đầu 2022 cũng như nhu cầu bị dồn nén sau đại dịch, nên theo nhóm phân tích, nhu cầu đối với các sản phẩm không thiết yếu trên thị trường sẽ vẫn ở mức cao.
Theo khảo sát của Intage, mức tiêu thụ sản phẩm vẫn ở mức “Trung lập” - “Tăng nhẹ”, nằm trong thang điểm 3-4 trong khảo sát, điều này cũng cho thấy lạm phát chưa tác động nhiều đến tiêu dùng của người Việt.
Nhóm phân tích của VNDirect nhận thấy ba xu hướng cho ngành bán lẻ trong 6 tháng cuối năm 2022. Thứ nhất là sự chuyển hướng sang bán lẻ hiện đại rõ ràng hơn sau đại dịch, giúp các chuỗi bách hóa hiện đại tăng trưởng mạnh hơn.
Thứ hai, các nhà bán lẻ lớn đang không ngừng mở rộng sang các thị trường bán lẻ tiềm năng nhưdược phẩm hoặc thị trường mẹ và bé; và thứ ban là dịch vụ bán lẻ phục hồi mạnh mẽ, thúc đẩy sự phục hồi của các công ty kinh doanh bất động sản bán lẻ .
Ở xu hướng thứ nhất, số liệu của Kantar cho thấy, sau đại dịch, thị phần của kênh siêu thị mini đạt 10% trong quý 1/2022, gấp gần 2,0 lần so với mức trước đại dịch (khoảng 5-6% trước giai đoạn tháng 5/2021). Trong quý 1/2022, giá trị tiêu dùng hàng tiêu dùng nhanh theo kênh siêu thị mini tăng 20% so với cùng kỳ ở 4 thành phố trọng điểm và 32% ở khu vực nông thôn, cho thấy sự chuyển dịch sang các kênh hiện đại, đặc biệt là kênh siêu thị mini đang được thúc đẩy mạnh mẽ sau đại dịch.
Nhóm phân tích dẫn chứng về sự chuyển hướng sang bán lẻ hiện đại đối với trường hợp của BHX. Cụ thể, sau khi doanh thu BHX sụt giảm mạnh kể từ quý 4/2021, MWG đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc cải tổ chuỗi BHX với việc thay đổi người lãnh đạo BHX từ quý 4/2021 kết hợp với những thay đổi trong hệ thống vận hành để nâng cấp trải nghiệm của khách hàng quý 1/2022.
Tháng 4/2022 đánh dấu sự đổi mới đáng kể đối với BHX khi 460/2140 cửa hàng được nâng cấp lên mô hình mới với doanh thu tăng 10% so với mô hình cũ. Nhóm phân tích của VNDirect kỳ vọng doanh thu trên mỗi cửa hàng BHX sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối 2022 trong xu hướng tiêu dùng hướng tới bán lẻ hiện đại.
Hay như trường hợp của MSN, đã tích hợp các dịch vụ bổ sung như hệ thống trà & cà phê Phúc Long, chuỗi dược phẩm Phano, dịch vụ thanh toán Techcombank cũng như dịch vụ giặt làJoins Pro để biến Winmart + trở thành chuỗi cửa hàng bán lẻ đa tiện ích trong xu hướng bán lẻ hiện đại trên đà phát triển.
Ở xu hướng thứ hai, trong điều kiện “bình thường mới” của Việt Nam, khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu với tỷ lệ tiêm chủng cao, thì lĩnh vực dịch vụ đã phục hồi mạnh mẽ trong 5 tháng năm 2022 với sự tăng trưởng của “doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống” và “dịch vụ du lịch” đạt 14,7% và 33,9% so với cùng kỳ, đánh dấu sự trở lại của các doanh nghiệp bán lẻ dịch vụ.
Tương tự như sự phục hồi của mức độ di chuyển tới các bán lẻ và giải trí đã trở lại mức trước đại dịch, lượng khách đến các trung tâm thương mại của VRE đã phục hồi đến 60% mức trước dịch trong quý 1/2022 và phục hồi về mức trước đại dịch trong quý 2/2022 khi bước vào mùa hè, mùa cao điểm với các hoạt động sôi độngtại các trung tâm mua sắm.
Ở xu hướng thứ ba, việc khai trương VMM Smart City đánh dấu sự trở lại giai đoạn mở rộng diện tích sàn của VRE với trọng tâm là xây dựng các trung tâm thương mại lớn mới xung quanh các dự án lớn của Vinhomes. Với chiến lược này, VRE cho biết họ sẽ mở rộng khoảng 1,4-2 triệu m2 diện tích sàn trong giai đoạn 2022-2026 để đạt được tổngdiện tích sàn là 3,3-3,7 triệu m2 vào năm 2026 (gấp khoảng 2,0 lần so với 2021).