Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp thủy sản 'méo mặt' xoay sở khi giá xăng dầu tăng cao

Hồng Gấm
- 17:30, 16/02/2022

(DNTO) - Những đơn hàng khởi sắc ngay đầu năm 2022 báo hiệu xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tốt, nhưng ngư dân và doanh nghiệp "khó vui" khi giá xăng dầu gần đây tăng liên tiếp kéo theo hàng loạt mặt hàng thiết yếu khác cũng đội giá, khiến nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ vẫn nằm bờ “nghe ngóng” chưa dám ra khơi. 

ts

Ngư dân sợ ra khơi, doanh nghiệp "méo mặt" vì thiếu nguyên liệu chế biến

Theo thông lệ hàng năm, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, bà con ngư dân tranh thủ vươn khơi bám biển. Tuy nhiên hiện nay, giá xăng dầu tăng cao khiến nhiều tàu "sợ" phải nằm tại cảng để nghe ngóng, hoặc buộc phải "gồng mình" ra khơi mà không biết lỗ lãi ra sao... 

Ông Trần Quang Vinh, thuyền trưởng tàu cá 250 CV, trú xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh, buồn bã cho hay, tàu cá của ông ra khơi về đã 3 ngày nhưng sản lượng đánh bắt thấp, giá dầu lại cao nên nếu may mắn thì đỡ chút, còn đánh bắt được ít thì cứ nơm nớp lo lỗ tiền dầu.  

“5 con người ra khơi một ngày một đêm vất vả lắm mà bán cá chỉ được 6 triệu đồng. Trong khi chi phí dầu, gas, đá lạnh, ăn uống… đã hết hơn 4 triệu đồng rồi. Ăn chia thì chủ tàu lấy phần hơn, nên các lao động còn lại chỉ được mỗi người 200.000 đồng. Thành ra giờ bạn thuyền chẳng buồn đi nữa”, ông Vinh than thở.

"Gần 20 năm hành nghề, chưa năm nào nghề biển lại khó khăn như vậy. So với trước khi xảy ra dịch bệnh, hiện chi phí mỗi chuyến biển tăng thêm từ 100-120 triệu đồng, do giá xăng dầu, chi phí nhu yếu phẩm tăng cao, trong khi đó hải sản ngày càng mất giá nên trước mỗi chuyến đi biển nếu tính toán kỹ thì chẳng có lời", ông Vinh trần tình.

Theo ông Huỳnh Công Khanh, một ngư dân tại phường An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, hiện nay, ngư dân huyện Phú Quốc rất e dè khi muốn ra khơi khai thác hải sản. Bởi giá xăng, dầu vận hành tàu lớn tăng mấy lần, mà giá hải sản khai thác chỉ nhích từng tí. Ngư dân đối diện với nguy cơ lỗ vốn sau mỗi chuyến biển.

"Mỗi chuyến biển kéo dài nửa tháng, 2 chiếc tàu khai thác của tôi tiêu thụ 5.000 lít dầu diesel, ước tính khoảng 85 triệu đồng, chiếm một nửa chi phí của một chuyến biển. Khi giá xăng dầu tăng mạnh, giá hải sản không theo kịp, ngư dân không còn lời để trang trải các chi phí khác. Đây là số tiền mà ngư dân cố gắng có được để xoay sở các khoản vay ngân hàng. Nếu không còn thì ngư dân sẽ rơi vào vỡ nợ, không theo đuổi nghề biển được nữa", ông Khanh cho hay.

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: Hiện nay, tại cảng cá có khoảng hơn 200 tàu neo đậu. Sau tết, trước thời điểm tăng giá xăng dầu, có khoảng gần một nửa số lượng tàu neo đậu ở cảng ra khơi khai thác (chủ yếu có hành trình đi từ 5-7 ngày) đã trở về cảng. Khi giá xăng dầu tăng, mỗi chuyến ra khơi mất thêm từ 20 triệu đến gần 70 triệu đồng (tuỳ công suất từng tàu). Số tiền bán hải sản đánh bắt được không đủ mua nhiên liệu… do đó nhiều tàu phải nằm bờ.

“Giá xăng dầu tăng mạnh khiến dân biển chúng tôi khốn đốn vì chi phí đánh bắt bị đội lên, thu nhập thì giảm sút. Giờ nói ra khơi ai cũng sợ lỗ”, ông Thăng cho hay.

Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, từ sau tết đến nay nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản bị chựng lại, một phần do biển động liên tục, phần khác do giá xăng dầu tăng đột biến khiến ngư dân không dám mạo hiểm ra khơi vì sợ lỗ, nhất là những ngày gần đây khi giá xăng dầu tăng đến mức kỷ lục thì tình hình càng thê thảm hơn. Riêng Công ty Hải Nam hiện đang thiếu nguồn nguyên liệu hải khai thác để phục vụ cho chế biến. Các hợp đồng được đáp ứng tốt cho khách hàng là từ lô hàng sản xuất trước đó. 

"Doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các đối tác ngay từ đầu năm. Nhưng gần đây, tình hình giá cả trong nước thay đổi, vì thế các doanh nghiệp đã phải tiến hành đàm phán với các đối tác nước ngoài để tăng giá thành sản phẩm nhưng vẫn chưa được. Hầu hết khách hàng cho rằng giá cả của thị trường ở nước ngoài vẫn bình ổn, không biến động như thị trường Việt Nam, do đó các doanh nghiệp càng trở nên bị động hơn khi mà nguồn nguyên liệu đầu vào phải mua của ngư dân với giá thành rất cao, trong khi đó tỷ giá xuất khẩu vẫn không tăng, cộng với giá USD liên tục giảm", đại diện các doanh nghiệp chia sẻ. 

Nỗ lực "tự cứu mình" 

Chật vật khi giá xăng dầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều ngư dân cũng nhanh chóng tìm ra giải pháp ứng phó để "tự cứu mình" khi nhân rộng mô hình "tổ thuyền liên kết khai thác hải sản". Mỗi tổ từ 3 - 5 tàu thuyền. Khi xuất phát chỉ cần một thuyền nổ máy sẽ kéo theo các thuyền khác, ra đến ngư trường các thuyền tỏa đi khai thác. 

"Cách làm này vừa giảm được thời gian, tiết kiệm khoảng 25% chi phí cho mỗi chuyến ra khơi, và quan trọng hơn là tránh được rủi ro khi đi biển, nhất là những ngày biển động", ông Nguyễn Hữu Loan, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An, cho biết. 

Một giải pháp nữa được ngư dân lựa chọn là dùng thuyền nhỏ thăm dò nguồn cá hoặc kết hợp nhiều phương thức khai thác: Giã, chụp, câu... thay vì chỉ sử dụng một phương thức như trước đây. 

Áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đối với khâu bảo quản sau thu hoạch cũng là một giải pháp giúp bà con ngư dân tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá bán và giảm bù lỗ khi giá xăng dầu tăng. 

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời, bởi hiện nay không chỉ nghề đánh bắt gặp khó mà cả lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản cũng đứng trước thách thức không nhỏ bởi chi phí vận chuyển, đánh bắt lên cao, năng suất, sản lượng giảm mà giá thành không đổi. 

Trước những biến động mạnh về giá dầu tăng cùng với những khó khăn của nghề biển, điều mong muốn của ngư dân là có sự hỗ trợ mạnh mẽ và mau chóng từ Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương để giảm bớt gánh nặng cho bà con ngư dân. 

Mới đây, các địa phương trên cả nước cũng đã có kiến nghị về việc điều chỉnh biến động giá xăng dầu này, để có thể giúp các doanh nghiệp, người sản xuất có thời gian điều chỉnh sản xuất, đàm phán hợp đồng, duy trì phát triển kinh tế và đời sống ổn định. 

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, so với các hoạt động khác, việc đánh bắt cá của ngư dân còn có ý nghĩa khẳng định chủ quyền an ninh biển đảo. 

“Trước đây, Chính phủ có Nghị quyết 48 hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, trong đó có hỗ trợ dầu theo chuyến. Trong bối cảnh giá xăng tăng và dịch bệnh khó khăn, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ ngư dân để họ có điều kiện bám biển, sống được với nghề”, ông Thắng kiến nghị. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
9 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm