Thứ năm, 18/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp khôi phục sản xuất: Ngổn ngang mối lo

Minh Hạnh - Lệ Hằng
- 12:30, 09/10/2021

(DNTO) - Hơn 4 tháng dịch bệnh với cấp độ giãn cách tăng dần ở TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam khiến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn chồng chất, thậm chí là đóng cửa, rời thị trường.

 Tại TP.HCM, thời gian giãn cách, chỉ có 20% năng lực sản xuất của tổng số doanh nghiệp được duy trì hoạt động theo mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến". Nhiều ngày nay, người lao động ồ ạt về quê đã cảnh báo tình trạng thiếu hụt lao động cho sản xuất. Tuy nhiên, đó không phải là khó khăn duy nhất hay lớn nhất, bởi doanh nghiệp thực sự đang đứng trước rất nhiều mối lo về vốn, về chuỗi cung ứng trong nước và nước ngoài bị đứt gãy nghiêm trọng, về chi phí… khi khôi phục sản xuất kinh doanh vào thời điểm này.

Doanh nghiệp thiếu “oxy để thở”

Công ty Việt Thắng Jeans (gọi tắt là Công ty Việt Thắng) là một trong những doanh nghiệp của ngành dệt may khởi động lại sản xuất ngay sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách. Trước đó, khi dịch bùng phát mạnh, TP.HCM và Bình Dương, Đồng Nai, Long An lần lượt áp dụng Chỉ thị 16 của của Thủ tướng Chính phủ trong phòng chống dịch và yêu cầu doanh nghiệp có phương án sản xuất phù hợp, thì Công ty Việt Thắng cũng chủ động tổ chức sản xuất “3 tại chỗ”. Nhưng chỉ được một tháng, công ty phải dừng sản xuất vì nguồn cung nguyên liệu đứt gãy, lưu thông hàng hoá giữa các địa phương không được… trong khi kho và cơ sở sản xuất nằm ở nhiều nơi.

Bây giờ, quay trở lại sản xuất, khó khăn đầu tiên là nguyên liệu đầu vào, người lao động đi lại cũng còn khó nên Công ty Việt Thắng đang hoạt động cầm chừng.

Doanh nghiệp đang đứng trước rất nhiều mối lo về vốn, về chuỗi cung ứng trong nước và nước ngoài bị đứt gãy nghiêm trọng. Ảnh: T.L

Doanh nghiệp đang đứng trước rất nhiều mối lo về vốn, về chuỗi cung ứng trong nước và nước ngoài bị đứt gãy nghiêm trọng. Ảnh: T.L

Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Việt Thắng cho biết, một khó khăn lớn mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối đầu là thiếu vốn cho khôi phục sản xuất sau 4 tháng không doanh thu. Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho thấy, 40% số doanh nghiệp tạm dừng do dịch và giờ khôi phục lại chỉ còn dòng tiền hoạt động “ít hơn 1 tháng”. Ông Việt ví, doanh nghiệp đang thiếu tiền như chúng ta đang thiếu oxy để thở.

“Hiện nay doanh nghiệp đang khôi phục lại. 4 tháng nay chúng tôi không có doanh thu, đương nhiên là không có lãi và muốn tăng tài sản bảo đảm cũng không có vì doanh nghiệp đã đưa hết tài sản cho ngân hàng rồi. Nhưng lúc đó ngân hàng chỉ thẩm định cho vay 70%- 80% giá trị tài sản thế chấp, có nơi sợ rủi ro chỉ cho vay 50%. Vì vậy chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng hạn mức vay, được vay bằng đúng giá trị tài sản bảo đảm để giải quyết khó khăn về dòng tiền” - ông Phạm Văn Việt nói.

Tương tự như vậy, Công ty liên doanh Bột quốc tế cũng thực hiện “3 tại chỗ” chỉ với 45 công nhân trong tổng số 150 công nhân của các phân xưởng. Nhưng rồi ty này cũng phải ngưng sản xuất vì nguồn cung nguyên liệu đứt gãy, đồng thời đầu ra cho sản phẩm vừa khó vừa tăng chi phí vận chuyển.

Một tuần sau khi TP.HCM thực hiện Chỉ thị 18 về "Tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội", công ty vẫn chưa sản xuất trở lại vì nhiều lý do. Bà Huỳnh Kim Chi, Giám đốc Công ty liên doanh Bột quốc tế cho biết, nguyên liệu từ nguồn trong và ngoài nước vừa qua đứt đoạn rất nhiều, nên không phải nói khôi phục sản xuất là làm được ngay.

“Giờ tập hợp công nhân, có bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu. Nhưng lo là bao bì, thùng chứa chưa ai làm, nguyên liệu các bên cung cấp cho công ty cũng chưa đủ, đầu nguyên liệu có thì mới sản xuất được” - bà Huỳnh Kim Chi nói.

Doanh nghiệp Quy Phúc kết nối đầu ra sản phẩm ngay tuần đầu khôi phục sản xuất. Ảnh: Song Nguyên.

Doanh nghiệp Quy Phúc kết nối đầu ra sản phẩm ngay tuần đầu khôi phục sản xuất. Ảnh: Song Nguyên.

Lo ngại đội giá thành sản phẩm

Không chỉ lo thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, mất đầu ra thị trường… doanh nghiệp còn đứng trước nỗi lo lớn là nguy cơ tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh. Giá phí vận chuyển container tăng 4-5 lần so với trước dịch Covid-19 làm tăng giá sản phẩm Việt Nam bán ở nước ngoài, đồng thời làm gia tăng giá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đang phải bố trí lại dây chuyền sản xuất cho đảm bảo giãn cách, thực hiện xét nghiệm cho người lao động theo quy định. Tất cả những chi phí đó đương nhiên sẽ làm cho giá thành của từng sản phẩm tăng lên.

Vừa khôi phục sản xuất, sáng 7/10, Công ty Meet More, chuyên sản xuất cà phê hòa tan, nhận được thông báo của một số nhà cung cấp nguyên vật liệu báo tăng giá thêm 20%. Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet More chia sẻ, cộng với mức tăng giá 30% của thời điểm bùng dịch, công ty chấp nhận sản xuất không lợi nhuận mà chỉ duy trì để giữ thị trường và khách hàng.

“Giờ giá nguyên liệu tăng vẫn giữ ở mức cao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thậm chí, có một số nguyên liệu trước đây chưa tăng thì bây giờ bắt đầu tăng 20%. Giá nguyên liệu cà phê tăng 30-35%, đường tăng nhiều nhất với trên 30%” - ông Nguyễn Ngọc Luận cho biết.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết, trong 4 tháng qua, các doanh nghiệp "3 tại chỗ” đã dùng hết nguồn lực, nhất là nguồn tài chính dự trữ để lo ăn nghỉ cho người lao động và để bù chi phí đầu vào tăng giá nhưng giá sản phẩm thì không tăng.

Khó khăn là vậy, nhưng cộng đồng doanh nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn đang nóng lòng khôi phục sản xuất nhanh nhất có thể.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
25 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
19 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại diện các doanh nghiệp lâm, thuỷ sản cho rằng, tồn kho hiện nay không chỉ 3 tháng mà có thể lên tới 6 tháng, tạo áp lực rất lớn về đảm bảo thời gian đảo các khoản vay. Kiến nghị ngân hàng tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay lên 6 hoặc 9 tháng, đồng thời, xem xét tăng tỉ lệ thế chấp của doanh nghiệp. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong khuôn khổ Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, Giải pháp thanh toán đa phương thức dành cho Doanh nghiệp của Sacombank đã xuất sắc vượt qua 271 đề cử, với nhiều vòng thẩm định khắt khe để đạt xếp hạng 5 sao trong lĩnh vực Ngân hàng số.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4/, Triển lãm xúc tiến thương mại và đầu tư Doanh nhân trẻ Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh khai mạc với sự tham gia của gần 150 gian hàng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn trong cả nước.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nợ đọng cao lên tới 80% chi phí mỗi công trình đã ăn mòn sức khỏe các doanh nghiệp xây dựng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Việt Nam cần có các quy định pháp luật thực hiện chính sách ưu đãi nhằm phát triển công trình xanh trong thời gian tới. Vì chi phí ban đầu để thực hiện một dự án công trình xanh tại Việt Nam là nhiều hơn so với dự án công trình thông thường dao động từ 1,2% đến 10%. Trong khi đó, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước cho các chủ đầu tư thực hiện dự án công trình xanh là không đáng kể…
5 ngày
Xem thêm