Thứ sáu, 01/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng KTXH 2024

Thạch Hương
- 16:23, 26/10/2024

(DNTO) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, các đại biểu cho rằng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, dự kiến kế hoạch đầu tư công...

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận Tổ sáng 26/10.

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận Tổ sáng 26/10.

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, đa số các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả rất tích cực. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8 - 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6 - 6,5%). Tính chung 9 tháng 2024, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4% và kim ngạch nhập khẩu tăng 17,3% so với cùng kỳ, xuất siêu đạt gần 20,79 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký hơn 24,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9%, cao nhất từ năm 2021 đến nay.

Về du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đạt 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước; dự kiến cả năm có hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, tương đương với trước đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các đại biểu cũng cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 còn đối diện với một số khó khăn, thách thức. Một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm, đánh giá kỹ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thảo luận tại Tổ 8, gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum, Đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum dẫn số liệu: "Trong 9 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023". Đồng thời đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn để làm rõ nguyên nhân doanh nghiệp rút lui thị trường “diễn biến nhiều năm nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu”.

Về tỷ lệ doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường, theo đại biểu Tạ Thị Yên, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên cho rằng, việc này cần được xem xét, đánh giá nghiêm khắc hơn về nguyên nhân chủ quan và khách quan để có hướng giải quyết.

Đại biểu băn khoăn, liệu việc cho thành lập doanh nghiệp có dễ dãi quá không? Và đây có phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Ngoài ra, do năng lực quản lý yếu kém, thị trường khó khăn, công nghệ, sản phẩm chưa đạt... Rồi vai trò “bà đỡ” của Nhà nước qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, tín dụng ưu đãi, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển... ra sao khiến tỉ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao?.

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh (ĐBQH tỉnh Quảng Ninh), để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các nghị quyết khác của Quốc hội, trong những tháng còn lại của năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong đó, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; củng cố, giữ vững vai trò và làm mới các động lực tăng trưởng chính, động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

"Có giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; rà soát và có giải pháp hiệu quả để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói.

Các đại biểu cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội.

Các đại biểu cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng lưu ý, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối, dẫn đến việc người người dân tiếp cận nhà ở xã hội còn khó khăn. Do đó, đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cùng với các giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Góp ý vào 11 nhóm giải pháp của Chính phủ, ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) cho rằng trong các nhóm giải pháp đề ra, cần bổ sung thêm giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc và nâng tầm doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề xuất, đối với nguồn ngân sách địa phương trong nguồn thu ngân sách cần đánh giá lại các nguồn thu, nhất là với các nguồn thu mới như các hộ kinh doanh cá thể, còn đối với thu từ nguồn sử dụng đất cần có cơ chế rõ ràng.

ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) cho rằng, Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về những khó khăn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh trong nước và vấn đề nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường hiện nay để có giải pháp hữu hiệu hơn thời gian tới. Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, thậm chí có xu hướng thấp hơn so với các năm trước. Nguyên nhân do các khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn nguyên vật liệu và công tác chuẩn bị đầu tư. Do vậy, đại biểu cho rằng, cần phải chuẩn bị kĩ càng công tác chuẩn bị đầu tư thì sẽ giải quyết được điểm nghẽn này.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, tăng lên 41% vào năm 2100.
18 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với số vốn lớn chưa từng có tới 70 tỷ USD nếu được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 sẽ có thể làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau Vinfast, các thương hiệu nông thủy sản, đồ gỗ, dệt may, tiêu dùng... của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn tiến vào thị trường Trung Đông - Châu Phi, sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) được ký kết.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị nâng mức doanh thu hàng năm của hộ, cá nhân kinh doanh từ 200 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế VAT, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, các đại biểu cho rằng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết biến động và thay đổi của thế giới hiện đang tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần giảm thiểu áp lực cho doanh nghiệp ngay từ chính thị trường nội địa.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nói về đề xuất khởi động lại điện hạt nhân, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết quan điểm phát triển điện hạt nhân thời gian tới là phải đưa mức an toàn lên tối đa, rủi ro về 0.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong phiên họp chiều 23/10, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trình bày trước Quốc hội tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước vào Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế Halal (cho người đạo Hồi) toàn cầu hiện trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong mở rộng xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại và thu hút đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, tán thành việc quy định chặt chẽ về kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử. Theo ông Hiếu, các loại thuốc bán online phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10/2024, Quốc hội tiến hành quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngoài năng lực vận chuyển hành khách quốc tế, theo chuyên gia, sân bay Long Thành hoàn toàn có lợi thế trở thành hub hàng hoá (điểm tập kết hàng hóa và điều phối các luồng vận chuyển trong toàn bộ hệ thống), nhưng khía cạnh này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên giao cho Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, luật hóa các quy định của nghị định và thông tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng nay (21/10), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại buổi họp báo về Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 20/10, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, đã chia sẻ thông tin về Kỳ họp.
1 tuần
Xem thêm