Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dây chuyền sản xuất Apple 'tách nhánh' - Bài 2: Những miền đất hứa

Xuân Hạo
- 11:15, 09/09/2023

(DNTO) - Làn sóng "di cư" của các nhà cung ứng thiết bị điện tử ra ngoài Trung Quốc đang mang lại những cơ hội quý báu cho các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ.

Bài 1: Một bức tranh mới

Nhà máy của Foxconn và Luxshare tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Bloomberg

Nhà máy của Foxconn và Luxshare tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Bloomberg

Từ lâu các hãng điện tử đã quá dựa dẫm vào hệ thống nhà máy cung ứng tại Trung Quốc và nay phải gánh chịu nhiều hiểm họa. Chiến dịch Zero-Covid đã bóp nghẹt các nhà máy sản xuất, tiếp đến là cuộc chiến “đấu đá” với chính quyền Tổng thống Mỹ, Joe Biden.

Chính vì thế, trong những năm gần đây, các hãng sản xuất thiết bị điện tử đã ồ ạt tìm đến những “vùng đất hứa” mới để thiết lập dây chuyền sản xuất.

Tương lai hứa hẹn

Sự đổi thay mang tính lịch sử này hứa hẹn sẽ mang đến hàng triệu cơ hội việc làm bên ngoài Trung Quốc. Tại Việt Nam, lực lượng lao động sản xuất điện tử đã đạt 1,3 triệu vào tháng 6/2022, gấp bốn lần so với 2013. Tại Ấn Độ, phân khúc này tạo hàng triệu việc làm trực tiếp cũng như gián tiếp kể từ 2018, theo Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ.

“Cuộc chuyển hướng của chuỗi cung ứng đã đem lại nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cũng như các quốc gia tham gia”, theo lời Jeffrey Jaensubhakij, Giám đốc đầu tư của Singapore GIC Pte.

Tuy nhiên, dàn trải nhà máy sản xuất ra nhiều quốc gia khác nhau, một số tụt hậu hơn với Trung Quốc về cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động và chuyên môn sản xuất,... sẽ nâng nguy cơ làm chậm quy trình và tăng giá thành.

Giám đốc Jaensubhakij nói: “Thử thách của nó sẽ là sự phá vỡ một chuỗi cung ứng vốn đã được tối ưu hóa. Điều đó sẽ tăng giá thành và tiếp tục đẩy lạm phát trong thời gian dài”.

Các trung tâm sản xuất mới của Apple hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ hệ thống cung ứng. Vẫn chưa rõ liệu giá thành sản phẩm sẽ thay đổi thế nào, đại diện công ty từ chối trả lời. Họ vẫn còn lựa chọn chấp nhận giữ giá, giảm lợi nhuận, để bảo vệ nhu cầu người dùng.

Trong khi Trung Quốc vẫn giữ lợi thế so với Ấn Độ trong một thời gian tới, nhưng Veena Jha, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn IKDHVAJ, không cho rằng chi phí sản xuất sẽ thay đổi mấy. Bà cho rằng về lâu về dài, chi phí sản xuất tại Ấn Độ sẽ đạt mức ngang bằng với Trung Quốc.

Những miền đất hứa

Giữa những cánh đồng lúa của tỉnh Bắc Giang, một khu phức hợp có giá trị hàng tỷ đô la đang được xây dựng cho Foxconn, một trong những công ty cung ứng thiết bị lớn nhất cho Apple. Dự kiến khu nhà máy rộng gần 70 sân bóng đá này sẽ sản xuất máy tính xách tay Macbook cho thị trường toàn thế giới.

Một đầu tư tầm cỡ lớn đến như thế sẽ đem lại những phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế. Tuy danh sách của Apple chỉ bao gồm 25 nhà cung ứng trong Việt Nam, nhưng họ đã kéo theo 300 nhà thầu cũng đã mở nhà máy chỉ riêng tại Bắc Giang - theo ông Đào Xuân Cường, Trưởng ban Quản lý Xây dựng khu vực công nghiệp của tỉnh.

Các công ty Trung Quốc từ GoerTek Inc. - hãng sản xuất Airpods, và hãng sản xuất iPad, BYD Co., đều nhen nhóm mở rộng vào miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam đã trở thành một địa điểm lý tưởng để các công ty Trung Quốc cũng như Mỹ né tránh các căng thẳng địa chính trị. Đó là chưa kể nhiều lợi ích được đưa ra từ Chính phủ để chiêu dụ đầu tư nước ngoài, bao gồm giảm thuế và chi phí thuê đất.

Các quan chức địa phương cũng sẵn sàng làm việc chặt chẽ với các công ty lớn như Apple, liên lạc trực tiếp với tổng hành dinh ở Cupertino và cung cấp đất xây dựng khu nhà ở cho công nhân.

Những nỗ lực đó đang bắt đầu gặt hái thành quả. Ngành điện tử đã có thể cống hiến 32% cho sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, gấp hai lần so với một thập kỷ trước.

“Về mặt kinh tế, đây là một động lực phát triển mà không đất nước nào dám bỏ qua”, theo Sonal Varma, chuyên gia kinh tế của Nomura Holdings Inc. “Đó là một cơ hội vô cùng hiếm có”.

Tim Cook, bắt tay một khách hàng tại lễ khai trương cửa hàng Apple đầu tiên ở Ấn Độ vào ngày 18/04/2023. Ảnh: Bloomberg

Tim Cook, bắt tay một khách hàng tại lễ khai trương cửa hàng Apple đầu tiên ở Ấn Độ vào ngày 18/04/2023. Ảnh: Bloomberg

Ấn Độ là một quốc gia khác được hưởng lợi. Nước này đã đặt Apple vào trọng tâm cho hoài bão trở thành một Trung Quốc thứ hai, hoặc nói một cách khác: Một cường quốc sản xuất có sẵn một thị trường nội địa rộng lớn.

Đầu năm nay, CEO Apple đã nhấn mạnh cam kết đầu tư vào quốc gia có dân số đông thứ hai trên thế giới. Ở phía bên còn lại, Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, cũng đang làm mọi cách để “bôi trơn” cho đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất.

Hiện tại, Ấn Độ đã có thể sản xuất 7% số lượng iPhone trên toàn thế giới, gấp 3 lần sản lượng của quý trước đó. Bình quân, xuất khẩu sản phẩm điện tử từ Ấn Độ đã tăng gấp bốn lần kể từ 2018, và đạt 24 tỷ đô la trong 2022.

Và đó chỉ là khởi đầu. Tata Group, tập đoàn lớn nhất Ấn Độ, đang mua lại nhà máy sản xuất iPhone của hãng Đài Loan, Wistron Corp. - một bước đầu tiên để Tata Group trở thành gã khổng lồ công nghệ điện tử. Trong khi Foxconn đã tung ra kế hoạch thành lập nhà máy sản xuất linh kiện iPhone ở phía nam tỉnh Karnataka. 

Những dự án này không phải là hoàn toàn suôn sẻ. Các cơ sở hạ tầng cơ bản như điện và nước tại Việt Nam và Ấn Độ không ổn định như tại Trung Quốc, nơi hệ thống cung ứng của Apple đã vững chãi. Các nhà sản xuất thường muốn mang các chuyên gia quản lý nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc sang các nước để tư vấn thành lập nhà máy, nhưng hiềm khích giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ làm khó cho thủ tục cấp visa.

Tuy vậy, nhiều ý kiến quan sát vẫn rất lạc quan. Các nhà phân tích kinh tế của Bank of America, dẫn đầu bởi Amish Shah, tung ra một bản báo cáo hồi tháng 6, có ghi nhận: “Ấn Độ đang giải quyết một cách toàn diện các trở ngại cho sản xuất công nghiệp,... làm thuận tiện hơn cho việc kinh doanh”.

Ngôi vị khó suy suyển

Các hãng công nghệ từ Mỹ đến Nhật Bản, trong đó bao gồm Dell Technologies Inc., HP Inc. và Sony Group Corp., đang tìm cách giảm sự hiện diện của họ tại Trung Quốc. Thậm chí Luxshare Precision Industry Co., cái tên mới mẻ nhất trong số các công ty có thể lắp ráp iPhone, cũng đang xây dựng nhà máy ngoài đất nước “mẹ đẻ” của họ.

Nhưng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sớm rời khỏi ngôi vị “nhà máy của cả thế giới”. Bởi lẽ ngày càng có nhiều công ty nơi đây tham gia vào dây chuyền cung ứng cho Apple, từ màn hình, khung vỏ máy, bảng mạch điện tử, pin,... họ chỉ thua thiệt ở mỗi ngành sản xuất linh kiện bán dẫn.

Các chuyên gia đã cảnh báo căng thẳng Mỹ-Trung sẽ làm hệ thống cung ứng sản phẩm điện tử toàn cầu bị phân mảnh. Nhưng thực chất, thay thế những cơ sở sản xuất quy mô khổng lồ như “Thành phố iPhone” của Foxconn không phải dễ. Và sẽ còn khó hơn nữa để cải tổ hệ thống dây chuyền sản xuất kết nối hàng ngàn công ty khắp thế giới. Đó sẽ là một công cuộc không thể thực hiện trong một sớm, một chiều.

Đối với Apple, mục tiêu cuối cùng vẫn là mang phần lớn dây chuyền sản xuất của họ ra ngoài Trung Quốc. Tốc độ và tầm cỡ của cuộc “di cư” này chưa rõ, nhưng đây vẫn là một chiều hướng rất được hoan nghênh bởi những quốc gia hưởng lợi.

Tại Bắc Giang, giữa không khí bận rộn của công trường xây dựng, Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp Đào Xuân Cường hào hứng kể: “Nhiều đối tác sản xuất muốn đem 30% đến 50% dây chuyền sản xuất ra ngoài Trung Quốc”. Cùng lúc, hai chiếc điện thoại smartphone của ông đổ chuông liên tục.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
2 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm