Thứ bảy, 28/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

 Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý

Bạch Dương
- 15:46, 06/06/2024

(DNTO) - Tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 6/6, các đại biểu bày tỏ lo ngại, mặc dù lạm phát chưa vượt ngưỡng mục tiêu 4,5%, song có thể gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt lạm phát chi phí đẩy là yếu tố đáng quan tâm. Do đó, cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý.

Để lạm phát không vượt ngưỡng mục tiêu đã đặt ra, ĐBQH kiến nghị cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý. Ảnh: TL.

Để lạm phát không vượt ngưỡng mục tiêu đã đặt ra, ĐBQH kiến nghị cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý. Ảnh: TL.

Ngày 5/6, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, giá các mặt hàng xăng, dầu đã qua 20 kỳ điều hành, trong đó mặt hàng xăng có 11 lần tăng và 9 lần giảm giá. Đến nay, giá xăng đã tăng gần 14% so với phiên điều chỉnh đầu tiên của năm 2024. Điều này là dễ hiểu khi giá xăng, dầu thế giới tăng khá mạnh do tác động từ yếu tố địa chính trị, căng thẳng tại Trung Đông, nguồn cung xăng, dầu tại Mỹ thắt chặt. 

Cùng với đó, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ có hiệu lực từ 15/5, dẫn đến quan ngại giá điện có thể sẽ sớm được điều chỉnh. Cụ thể, kỳ điều chỉnh giá điện tiếp theo có thể diễn ra trong tháng 5/2024 cùng với chi phí sản xuất điện tiếp tục tăng do EVN phải huy động nguồn điện chi phí cao để bảo đảm cung ứng điện trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài. 

Theo Bộ trưởng, nhân tố có thể đẩy lạm phát tăng mạnh từ nay đến cuối năm là xăng, dầu và điện tăng giá. Đây là hai nhiên liệu đầu vào cho hầu hết ngành sản xuất, hai mặt hàng này tăng giá có thể đẩy giá cả hầu hết các mặt hàng tăng lên, đặc biệt là hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu.

Chưa kể dự báo tỷ giá tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh do sức ép từ thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp, tác động đến lạm phát trong nước.  

“Nhìn chung, áp lực lạm phát từ phía cầu (yếu tố tiền tệ) là không lớn, mà chủ yếu đến từ phía cung (chi phí sản xuất). Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, theo dõi sát để chủ động có giải pháp điều hành giá chặt chẽ, thận trọng, phù hợp, kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nền kinh tế, đời sống người dân, tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn”, Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 6/6, các đại biểu bày tỏ lo ngại, mặc dù lạm phát chưa vượt ngưỡng mục tiêu 4,5%, song có thể gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt lạm phát chi phí đẩy là yếu tố đáng quan tâm. Trước hết, giá một số nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu có xu hướng tăng do VND giảm giá khoảng 5% từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, lãi suất đang có xu hướng đi lên có thể làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy giá cả hàng hóa tăng trong thời gian tới. Đặc biệt, lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7 sẽ góp phần đẩy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, vừa có thể tạo lạm phát tâm lý.

Để "ghìm cương" lạm phát trong ngưỡng mục tiêu đã đặt ra, các đại biểu kiến nghị cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý. Về chính sách tiền tệ, dư địa kiểm soát biến động của tỷ giá vẫn còn, nên cần phối hợp tốt với chính sách lãi suất để bảo đảm kiềm chế đà tăng của tỷ giá, tránh tác động bất lợi với lạm phát và các yếu tố vĩ mô khác.

Đồng thời, bên cạnh đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2024 góp phần kiềm chế lạm phát, kỳ vọng Chính phủ sẽ cân nhắc đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài khóa như giảm thuế, phí để hỗ trợ giảm gánh nặng chi phí cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Nêu quan điểm điều hành, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Trong khi chúng ta đang thực hiện nhiều gói kích cầu và tăng lương thì đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến biến động và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là vấn đề kiểm soát được tỉ số lạm phát như Quốc hội cho phép. 

Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai rất quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong đảm bảo sản xuất, cung ứng lưu thông và phân phối các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng Chính phủ quản lý và kiểm soát về giá được điều chỉnh bởi một lộ trình phù hợp với thời gian phù hợp.

Liên quan đến tài khóa, cần phải quan hệ hết sức chặt chẽ với chính sách tiền tệ. Việc xử lý biến động giá vàng vừa rồi với những giải pháp của Chính phủ cũng nhằm mục đích để kiểm soát ổn định về giá trị của đồng tiền. Cùng với đó, Chính phủ đã thúc đẩy, đưa ra các chính sách để hỗ trợ kích cầu tiêu dùng về du lịch, mua sắm… Đồng thời đã có nhiều chính sách để tăng đầu tư khu vực công, các cơ sở hạ tầng thiết yếu để đảm bảo cho sản xuất và kinh tế phát triển...

“Đây là những vấn đề Chính phủ đã làm, với những biện pháp điều hành nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế với phòng chống lạm phát, kết hợp một cách hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và tài khoá, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được các giá cả”, Phó Thủ tướng khẳng định

Đồng thời nhấn mạnh, Việt Nam có lợi thế là quốc gia có gói giá cả thiết yếu về lương thực, thực phẩm, chúng ta hoàn toàn không có tỷ lệ lớn hàng hóa phải nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu. Đặc biệt là cần phải tính đến dự báo và có những hợp đồng có tính ổn định và dài hạn để kiểm soát tăng giá ở mặt hàng sản xuất này.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trung Quốc đang tiếp tục dồn sức cứu chữa nền kinh tế nước này. Động thái mới nhất là lấy hồng tâm nhắm vào các ngân hàng, công nhân và gia đình nghèo, với bối cảnh Đảng Cộng sản cầm quyền chuẩn bị kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sotheby's, một trong những nhà đấu giá hàng đầu thế giới cho các tác phẩm nghệ thuật đang phải vật lộn với những thách thức tài chính nghiêm trọng giữa bối cảnh thị trường đặc thù này đang suy giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm mức tối đa là 30% tiền thuê đất năm 2024, tương ứng với 4.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão lũ vừa qua giảm gánh nặng chi phí, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt tăng mạnh trong kì điều hành hôm nay, với mức tăng từ hơn 300 đồng/lít đến hơn 700 đồng/lít tùy loại.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh lãi suất tiền đồng có xu hướng tăng trở lại, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện bơm mạnh tiền ra thị trường với trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng hỗ trợ cho VND. Tuy nhiên, đà tăng thêm của VND từ đây khó có thể diễn ra với tốc độ tương tự như quý III/2024. 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều chuyên gia, việc Cục Dự trữ liêng bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, áp lực tỷ giá giữa VND và USD sẽ bớt căng thẳng hơn, từ đó NHNN có cơ sở để tiếp tục hạ lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Việc hạ lãi suất còn tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu, thị trường chứng khoán...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù hứng chịu thiệt hại do bão, VNDirect vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 ở mức 6,5% so với cùng kỳ nhờ một số yếu tố hỗ trợ tăng trưởng, trong đó có chương trình hỗ trợ dự kiến của Chính phủ dành cho người dân, doanh nghiệp chịu thiệt hại và phục hồi kinh tế sau bão...
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Sốt ruột" tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo các ngân hàng kiến nghị nên gia hạn các gói vay vốn với lãi suất thấp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu. Đồng thời, cần có thêm các giải pháp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng...
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo đà tăng như vũ bão của giá vàng thế giới, trong nước, giá vàng nhẫn tăng mạnh phá đỉnh mới 80,5 triệu đồng/lượng. Dù giá vàng đang ở ngưỡng cao kỷ lục, nhiều chuyên gia vẫn đang đưa ra dự báo rất tích cực với kim loại quý trong thời gian tới. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index có thời điểm bật tăng trên 10 điểm, thanh khoản giao dịch tăng đáng kể so với các phiên lần trước, tập trung nhiều nhất vào nhóm ngân hàng, tiếp tục khẳng định vai trò nổi bật của nhóm cổ phiếu 'vua'.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ảnh hưởng từ bão số 3 khiến nhiều địa phương mưa lớn, ngập sâu làm loạt vườn rau hư hỏng nặng, khan hiếm nguồn cung. Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, các mặt hàng rau xanh cũng đội giá đắt đỏ theo khi tăng mạnh 20 - 30%, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trưởng Khu Tài chính London Michael Mainelli, khẳng định Anh ủng hộ mong muốn của Việt Nam trong việc phát triển một trung tâm tài chính quốc tế mới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việc Fed hạ lãi suất là yếu tố khách quan quan trọng để nhà điều hành có thể quay trở lại định hướng nới lỏng chính sách. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và chứng khoán vẫn top  ngành chủ lực của thị trường hiện tại mà dòng tiền sẽ tập trung vào nhiều nhất trong thời gian tới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng quay đầu tăng trong khi giá một số loại dầu tiếp tục duy trì đà giảm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau một thời gian dài chống chọi lạm phát, cuối cùng thì Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cũng đã công bố mức giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2020.
1 tuần
Xem thêm