Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, không được để đứt gãy nguồn cung; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời...
Áp lực lạm phát năm 2024 khá lớn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giả cả, lạm phát thế giới và có giải pháp ứng phó kịp thời.
Bức tranh kinh tế tháng 11 dần khởi sắc khi các thị trường chủ lực đều đang có tín hiệu hồi phục rõ nét. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng mạnh nhất 13 tháng, hút FDI "bùng nổ", xuất khẩu tăng trưởng tích cực, thặng dư thương mại đạt 24,44 tỷ USD với 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, dựa trên các số liệu về cung tiền, vòng quay tiền và mặt bằng giá cả hiện nay thì thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về lạm phát, CPI bình quân năm 2023 tăng 4,5% so với bình quân năm 2022 (theo mục tiêu đề ra).
Trong báo cáo cập nhật vĩ mô do VNDirect vừa phát hành, Khối phân tích kỳ vọng GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ (+/-0,3 điểm %) trong nửa cuối năm 2023, qua đó nâng tốc độ tăng trưởng cả năm 2023 lên 5,5% so với cùng kỳ (+/-0,2 điểm %).
Dù giá điện chỉ tăng 3% không ảnh hưởng nhiều đến hóa đơn tiền điện của các gia đình cũng như chỉ số giá tiêu dùng CPI nói chung, nhưng thị trường không hiếm cảnh hàng hóa lợi dụng cơ hội này để tăng giá.
Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa ban hành cho thấy, bức tranh phát triển kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2023 có nhiều tín hiệu của sự phục hồi với số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động cao hơn rút lui khỏi thị trường; CPI 4 tháng đầu năm tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước...
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022, dịp Tết Nguyên đán năm 2023, ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường.
Các chỉ thị có trọng tâm về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn, chúng ta không bó tay ngồi chờ, mà đi tìm sự ổn định trong sự bất định; tìm sự chủ động trong thế bị động; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái và khủng hoảng là thuộc tính không thể thiếu trong trong kinh tế thị trường.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy, vì vậy công cụ chính sách tiền tệ, tăng lãi suất không phải là "chìa khoá" để kiềm chế lạm phát, thậm chí có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị, các Bộ, ngành địa phương không được chủ quan lơ là nhất là trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới chưa có nhiều tín hiệu tích cực.
Đối với quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu "sát sườn" với đời sống người dân, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành từ nay đến cuối năm, phải theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường công tác dự báo, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, đạt mục tiêu đề ra.
Chỉ số CPI 4 tháng đầu năm 2022, mặc dù chỉ ở mức tăng 2,1% so với cùng kì năm trước song với tác động của việc tăng giá hàng hóa xăng dầu vận chuyển như hiện nay và chưa có khả năng dừng lại trong 8 tháng cuối năm thì việc phấn đấu chỉ tiêu 4% cả năm quả là một điều khó khăn.