Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Covid-19 giúp doanh nghiệp Việt ngộ ra nhiều điều

Hương Giang
- 14:41, 14/03/2021

(DNTO) - Dịch Covid-19 có sức công phá mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Trên 87% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức ‘phần lớn’ hoặc ‘hoàn toàn tiêu cực’. Trong đó, đối tượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp trẻ chưa đầy 3 năm tuổi.

Hoạt động doanh nghiệp gặp khó trong đại dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Hoạt động doanh nghiệp gặp khó trong đại dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Doanh nghiệp tìm "cơ" trong "nguy"

Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ. Tác động tiêu cực từ dịch Covid -19 với doanh nghiệp ở một số ngành đặc biệt lớn như: các ngành may mặc (97%), thông tin truyền thông 96%, sản xuất thiết bị điện 94%... Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm: bất động sản 100%; thông tin truyền thông 97%; nông nghiệp, thuỷ sản 95%…

Covid-19 tác động đến doanh nghiệp tại Việt Nam trên nhiều phương diện. Đa số doanh nghiệp cho biết, dịch đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và ảnh hưởng tới vấn đề nhân công, người lao động của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn…

Ảnh hưởng từ dịch tác động nghiêm trọng tới doanh thu của các doanh nghiệp trong năm 2020. Cụ thể, 65% doanh nghiệp tư nhân và 62% doanh nghiệp FDI cho biết, doanh thu của bị giảm so với năm 2019.

Tại lễ công bố báo cáo "Tác động của dịch Covid-19” đối với doanh nghiệp Việt Nam”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 12/3 vừa qua, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, do tác động của Covid, năm 2020 cũng là năm mà mức tăng trưởng GDP của đất nước ở mức thấp nhất, chưa bằng một nửa so với những năm trước đây, và cũng là năm mà số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường đạt mức kỷ lục, vượt ngưỡng 100.000 doanh nghiệp.

Theo ông Lộc, năm 2020 cũng là năm ghi dấu sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp để vượt lên hoàn cảnh khó khăn và chúng ta đã phát hiện ra rằng khả năng chống chịu kiên cường đang trở thành một năng lực cạnh tranh cốt lõi của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt.

“Doanh nghiệp cũng đã thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều qua đại dịch. Doanh nghiệp phải suy ngẫm lại chiến lược, phải tái cấu trúc, đào tạo lại nguồn lao động, chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa, xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng Việt, đồng thời với việc đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng…”, ông Lộc nói.

Khái quát về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, nhận định: Chỉ một số doanh nghiệp được hưởng lợi trong dịch Covid-19, đó là những đơn vị trong lĩnh vực vật tư, sức khỏe y tế. Nhưng tỉ lệ hưởng lợi là rất ít. 

Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, chỉ một số đơn vị được hưởng lợi, đó là các đơn vị chuyên về phần mềm hay các ứng dụng thương mại điện tử. Tuy vậy, ngành chiếu phim lại lỗ nặng vì dịch bệnh phải giãn cách xã hội nên không ai đến rạp xem phim.

Những thiệt hại này có nguyên nhân từ việc dịch Covid-19 khiến cho các nhà kinh doanh không thể tiếp cận khách hàng, ảnh hưởng tới dòng tiền, nhân công. Chuỗi cung ứng của nhiều đơn vị bị gián đoạn. 

“Ngành may mặc ảnh hưởng tiêu cực rất lớn. Doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng ít hơn. Qua điều tra, có 35% doanh nghiệp tư nhân,  22% doanh nghiệp FDI đã từng cho nhân viên nghỉ việc bởi đại dịch”, ông Tuấn nói.

Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19 là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp trẻ chưa đầy 3 năm tuổi. Ảnh: T.L

Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19 là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp trẻ chưa đầy 3 năm tuổi. Ảnh: T.L

Nói lên tiếng nói của doanh nghiệp  trước tác động của đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thái Nguyên, bày tỏ, các doanh nghiệp gặp thiệt hại rất lớn, bị đứt gãy dòng tiền, tê liệt chuỗi cung ứng, một số công ty phải tạm dừng hoạt động, người lao động mất việc... 

“Các doanh nghiệp rất khó tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ. Như công ty chuyên về dệt may của tôi, quý I/2020 bị đứt nguồn cung, sang quý II/2020 lại đứt nguồn cầu. Một số nhà mua hàng hóa dệt may đóng cửa, một số đơn vị do các công ty nước ngoài bị phá sản nên còn không thu được tiền, thiệt hại là rất lớn”. 

Tuy vậy, vì khó nên ló cái khôn. Doanh nghiệp của ông Thời khi thấy nhu cầu khẩu trang trong nước rất lớn, sẵn có vải nano kháng khuẩn, đủ tiêu chuẩn làm khẩu trang. Thế là ông bắt tay vào sản xuất và đề nghị Bộ Y tế đánh giá. Bộ Y tế sau đó xác nhận khẩu trang đạt tiêu chuẩn. 

Sản xuất khẩu trang xong, công ty ông tiếp tục chuyển sang sản xuất các bộ quần áo cho công tác chống dịch. Không chỉ công ty của ông Thời, nhiều đơn vị dệt may khác cũng chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang và các vật tư y tế phù hợp nên vẫn trụ được. 

“Năm 2020, công ty tôi hụt thu chỉ 3%, không ai mất việc làm, thu nhập người lao động cũng tốt. Nhưng ngành dệt may cũng chỉ có một số đơn vị được như vậy thôi”, ông Thời nói.

 Doanh nghiệp ứng phó thế nào trước đại dịch?

“Đại dịch Covid-19 đang tạo cho Việt Nam cơ hội làm việc đó, khi các quốc gia đối tác lớn như Nhật, Mỹ, EU, Úc... đang tìm kiếm nơi để chuyển một phần nguồn cung cho các chuỗi của họ ra khỏi các cứđiểm sản xuất chính. Với một số FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, Việt Nam càng có cơ hội được chọn, nếu Chính phủ có chính sách, mục tiêu rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam và thu hút đầu tư từ các đối tác trên vào những ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên” Chủ tịch VCCI nêu đề xuất.

Ông Lộc phân tích, trong đại dịch, chúng ta thấy các doanh nghiệp có sự điều chỉnh theo hướng giảm trừ (giảm lương, giảm hoạt động…), và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp lại đi lên. Đặc biệt quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đang đi lên. Sau 1 năm Covid, quá trình chuyển đổi số đã tăng tốc, điều đó cho thấy Chính phủ đã chủ động trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua số hóa.

Tin nên đọc

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên bày tỏ: Trong khủng hoảng đại dịch, nếu doanh nghiệp ứng phó nhanh sẽ vượt qua được khó khăn.

“Tuy nhiên, hiện các gói hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch đang rất khó khăn, rất thiếu vốn. Vốn bây giờ là dòng máu nuôi cơ thể, vì vậy, để doanh nghiệp sớm hồi phục lại được các hoạt động kinh doanh, mong rằng gói hỗ trợ tín dụng cần mở rộng, hạn chế rào cản, cần cho vay tín chấp. Nếu tháo gỡ được hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp, thì sự phục hồi sẽ phát triển”, ông Thời cho hay.

Ngoài ra, cũng theo ông Thời, Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2021, đến năm 2022 vẫn cần hỗ trợ về thuế, giảm cả phí để giúp doanh nghiệp gượng dậy. Bảo hiểm cũng nên hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may…

“Tôi tin rằng, nếu các chính sách đồng bộ, hỗ trợ tốt thì doanh nghiệp sẽ vực dậy được. Nếu không hỗ trợ được bằng tiền thì hỗ trợ bằng cơ chế chính sách, có thế doanh nghiệp mới phát triển được”, ông Thời nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội là rủi ro được đánh giá ở thế cân bằng, đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
19 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với số kinh phí hơn 600 triệu đồng vận động bước đầu, trước mắt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam xây dựng kế hoạch vận chuyển nước uống, nước sinh hoạt đến 4 tỉnh đầu tiên: Bến tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau để hỗ trợ kịp thời cho bà con đang thiếu nguồn nước uống và nước sinh hoạt.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Xem thêm