Thứ năm, 18/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cơ hội cho Gạo Việt 'vẽ lại' bức tranh lợi thế trong bản đồ xuất khẩu?

Hồng Gấm
- 20:05, 01/11/2022

(DNTO) - Trên đường đua xuất khẩu gạo nhiều năm qua, Ấn Độ và Thái Lan thay nhau giữ vị trí ngôi vương thế giới. Song, gió "đã đổi chiều", khi thời gian gần đây, Việt Nam liên tục soán ngôi bỏ lại phía sau sự "ngậm ngùi" của hai đối thủ. Để tiếp tục giữ vị thế trong cuộc chơi này, ngành gạo vẫn còn nhiều điều phải làm phía trước.

Trong khi thị trường gạo thế giới đang hạ nhiệt, giá gạo Thái Lan liên tục lao dốc thì giá gạo VN vẫn duy trì được mức cao và đang đứng đầu thế giới. Ảnh: TL.

Trong khi thị trường gạo thế giới đang hạ nhiệt, giá gạo Thái Lan liên tục lao dốc thì giá gạo VN vẫn duy trì được mức cao và đang đứng đầu thế giới. Ảnh: TL.

"Gió đổi chiều" nhờ cạnh tranh từ giá thành và sự sáng tạo

Ngành gạo Việt trong những năm gần đây đang có sự "chuyển mình" từ gạo ở phân khúc thấp sang gạo chất lượng cao. Đặc biệt trong nửa đầu năm 2022, cơ cấu chủng loại gạo tiếp tục có sự chuyển biến tích cực phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đã được phê duyệt. Hiện tỉ lệ xuất khẩu gạo trắng ở mức 44,7%, gạo thơm các loại khoảng 33,4%...  

Nhờ đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính "trúng đậm" vì giá cao. Minh chứng cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 10 giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 425 - 430 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Với mức giá này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn giá gạo cùng loại của Ấn Độ 48 - 51 USD/tấn và Thái Lan 18 - 27 USD/tấn. Xuất khẩu gạo nhờ đó đạt hơn 6 triệu tấn, thu về gần 3 tỷ USD, tăng hơn 17% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết, diễn biến thị trường trong khoảng một tháng qua cho thấy, trong khi thị trường gạo thế giới đang hạ nhiệt, giá gạo Thái Lan liên tục lao dốc thì giá gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức cao và đang đứng đầu thế giới. 

Rõ ràng, diễn biến này đi ngược với trước đó. Còn nhớ thời điểm nửa cuối tháng 9, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đạt mức 446 USD/tấn cao nhất thế giới và cao hơn gạo Việt Nam khoảng 20 USD/tấn. Thế nhưng sau đó, gạo Thái liên tục giảm và đến nay chỉ còn khoảng 413 USD/tấn. Các loại gạo đặc sản như Hom Mali và gạo thơm Jasmine cũng giảm khoảng 20 - 25 USD/tấn. Ngược lại gạo 5% tấm Việt Nam từ 415 USD/tấn hồi cuối tháng 9 hiện đã tăng lên mức 428 USD/tấn. Các loại gạo 5% tấm của Pakistan đứng thứ 3 với 393 USD/tấn. 

Theo các doanh nghiệp, đây không phải là lần đầu tiên giá gạo Việt cao hơn của Thái Lan (đối thủ xuất khẩu lớn nhất cùng phân khúc gạo). Thế nhưng gần đây, gạo Việt có nhiều thay đổi khi ngày càng cải thiện về chất lượng và khẳng định thương hiệu.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho hay trước đây gạo Việt xuất khẩu đa phần là hàng gạo bình dân thì nay đã ghi dấu ấn nhiều hơn ở sản phẩm chất lượng cao.

Cũng theo ông Bình, giá gạo xuất sang thị trường châu Âu rất cao, 700-1.250 USD mỗi tấn. Mỗi tháng công ty ông xuất khẩu khoảng 30 container gạo sang thị trường này.

Đặc biệt, thay vì nhìn gạo Thái để định giá xuất khẩu, thường thấp hơn 10 - 50 USD/tấn, gạo Việt giờ đây tự mình quyết định giá bán và đã chiếm lĩnh được nhiều thị trường của gạo Thái, khi ngày càng có nhiều giống gạo chất lượng cao đưa vào sản xuất, giá thành cạnh tranh và lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp đang ngày càng đưa nhiều hơn gạo Việt vào các thị trường cao cấp. Hiện cả ở sân nhà lẫn trên thị trường quốc tế, gạo Việt đang dần thay thế gạo Thái Lan đến mức chiến lược của Thái Lan cũng đã phải thay đổi bởi sự lớn mạnh của gạo Việt.

"Không chỉ xuất khẩu sang châu Âu, gạo Việt giống Japonica (Nhật) của Công ty Trung An còn được xuất khẩu sang Thái Lan. Một số loại gạo Việt cùng chủng loại gạo Thái, có giá cao hơn và các thương nhân Thái cũng đang lo ngại trước sức cạnh tranh của gạo Việt và Thái Lan có thể bị mất thị phần", ông Bình nhận định.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, chia sẻ, hai năm trước, từ tháng 9/2020, Lộc Trời đã là đơn vị đầu tiên xuất khẩu gạo vào châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Lộc Trời đã bán hơn 80.000 tấn gạo các loại vào thị trường này từ đó đến nay.

Nhưng tháng 9/2022 năm nay lại là dấu mốc hoàn toàn khác. Lộc Trời trở thành doanh nghiệp đầu tiên, chủ động và tự tin bước vào sân chơi quốc tế bằng việc bán gạo mang thương hiệu riêng của mình - Cơm Việt Nam Rice, vào Carrefour và Leclerc, hai hệ thống phân phối hàng đầu với tổng cộng gần 800 đại siêu thị và hơn 3.000 siêu thị cùng chuỗi cửa hàng tiện tích trên toàn nước Pháp.

"Để thực hiện được việc này, gạo Lộc Trời không chỉ đáp ứng những yêu cầu cao nhất mà thị trường châu Âu yêu cầu về quy trình canh tác, bộ sản phẩm bảo vệ cây trồng đạt chuẩn, mà còn là tính bền vững và ưu tiên bảo vệ con người, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp quy mô lớn", ông Thòn cho hay.

Cơ hội làm chủ "cuộc chơi" trong dài hạn?

Nhu cầu của thị trường tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 và đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của một cường quốc xuất khẩu gạo. Ảnh: TL.

Nhu cầu của thị trường tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 và đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của một cường quốc xuất khẩu gạo. Ảnh: TL.

Theo các chuyên gia, triển vọng của ngành xuất khẩu lúa gạo vẫn "rộng cửa" trong dài hạn có nhiều lạc quan cả về lượng và giá. Trong đó phải kể đến chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ chưa và ít có khả năng được dỡ bỏ khi nước này tiếp tục gánh chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Mặt khác, một nước xuất khẩu quan trọng là Pakistan cũng vừa trải qua trận lũ lịch sử làm ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn cung. 

Cùng với đó, ngoài lệnh cấm của Ấn Độ thì nhu cầu lương thực thế giới đang cao do đối mặt chiến tranh và thiên tai nghiêm trọng khắp nơi. Cụ thể như hạn hán gay gắt ở Mỹ, châu Âu và đặc biệt là Trung Quốc, nước có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Trong khi đó, điều kiện sản xuất lương thực của Việt Nam thời gian qua tương đối thuận lợi và sản lượng dồi dào. Cục diện đó cho thấy, trong những tháng cuối năm và cả năm 2023, đầu ra của sản phẩm gạo Việt Nam vẫn lạc quan.

Liên quan đến "bạn hàng" gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng có nhiều tín hiệu lạc quan. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã tích cực thu mua và tồn trữ một lượng lớn gạo với sản lượng lên tới trên 113 triệu tấn vào cuối năm 2021. Chính vì vậy, dù đang đối mặt hạn hán nghiêm trọng làm sản lượng lương thực sản xuất sụt giảm nhưng Trung Quốc vẫn không vội nhập khẩu mà đang sử dụng nguồn dự trữ bù vào phần thiếu hụt. Tuy nhiên, có thể trong năm 2023 và một số năm tiếp theo Trung Quốc sẽ phải tăng cường thu mua để bù lại nguồn dự trữ. Vì thế, nhu cầu gạo sẽ gia tăng và đây là lợi thế cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Trong cuộc họp báo thường kỳ mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, cho biết, nếu không có những bất thường về thời tiết, dịch bệnh, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 có thể vượt kế hoạch (6,3- 6,5 triệu tấn), cao hơn 100-200 nghìn tấn so với năm 2021.

"Gạo Việt bước vào thị trường phổ thông, rồi dần tiến đến các thị trường cấp cao, đã đến hàng trăm quốc gia, hiện diện trên các kệ hàng sang trọng, vào thực đơn của chính khách... Đó là hành trình nghiên cứu lai tạo của các nhà nông học, là quá trình liên kết, hợp tác, đầu tư của các doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ chức nông dân; câu chuyện "4 nhà" (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) trên những cánh đồng... Từ đó, giá trị lúa gạo có được từ chất lượng và sự thay đổi, thích ứng, phù hợp xu thế thị trường", ông Hoan nhận định.

Cơ hội "nhân đôi" sản lượng cũng như giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới đang mở ra với gạo Việt, theo đó, bên cạnh việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất lúa gạo toàn cầu, ngành Nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp liên quan đến tái cơ cấu, nâng cao chất lượng và giá trị gạo Việt Nam, bảo đảm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

"Không chỉ đẩy mạnh chiến lược quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo phù hợp với diễn biến thị trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương sẽ tăng cường hỗ trợ thông tin, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các hiệp định thương mại đã ký kết, qua đó tận dụng tối đa cơ hội, chiếm lĩnh thị trường có giá trị cao, thâm nhập các phân khúc thị trường gạo cao cấp... 

Cùng với đó là tạo "bệ đỡ" hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo được gắn nhãn chứng nhận gạo Việt Nam (Vietnam Rice); hỗ trợ các hoạt động quảng bá, như: Thiết lập văn phòng giới thiệu sản phẩm tại thị trường trọng điểm, tổ chức festival lúa gạo Việt Nam ở nước ngoài…, để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội thị trường, Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế là một cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới", Bộ trưởng Hoan nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại diện các doanh nghiệp lâm, thuỷ sản cho rằng, tồn kho hiện nay không chỉ 3 tháng mà có thể lên tới 6 tháng, tạo áp lực rất lớn về đảm bảo thời gian đảo các khoản vay. Kiến nghị ngân hàng tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay lên 6 hoặc 9 tháng, đồng thời, xem xét tăng tỉ lệ thế chấp của doanh nghiệp. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong khuôn khổ Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, Giải pháp thanh toán đa phương thức dành cho Doanh nghiệp của Sacombank đã xuất sắc vượt qua 271 đề cử, với nhiều vòng thẩm định khắt khe để đạt xếp hạng 5 sao trong lĩnh vực Ngân hàng số.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4/, Triển lãm xúc tiến thương mại và đầu tư Doanh nhân trẻ Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh khai mạc với sự tham gia của gần 150 gian hàng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn trong cả nước.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nợ đọng cao lên tới 80% chi phí mỗi công trình đã ăn mòn sức khỏe các doanh nghiệp xây dựng.
5 ngày
Xem thêm