Thứ sáu, 01/12/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyển đổi số: 'Phao cứu sinh' cho doanh nghiệp vượt 'bão' Covid-19

Hồng Gấm
- 06:45, 02/04/2022

(DNTO) - Đại dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu chao đảo. Trong khi nhiều doanh nghiệp chật vật với bài toán sống còn, vẫn có những tên tuổi "vượt lằn ranh sinh tử" đón đầu cơ hội và tăng mạnh doanh thu.

 Thành công của mỗi doanh nghiệp chứng tỏ sự nhanh nhạy, bản lĩnh của người cầm quân trước biến động thị trường. Họ xứng đáng với sứ mệnh mà Sao Vàng đất Việt đã trao gửi trọng trách góp phần đưa sản phẩm, thương hiệu Việt lên đường đua quốc tế.

“Nữ tướng” King Coffee: Kiên định, quyết tâm là tố chất của tôi

CEO Lê Hoàng Diệp Thảo.

CEO Lê Hoàng Diệp Thảo.

Năm 2020 – 2021, kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, Công ty TNHH TNI King Coffee vẫn ghi nhận những thành tích đáng nể khi được tạp chí Global Brands Magazine bình chọn là “Thương hiệu cà phê phát triển nhanh nhất thế giới”.

“Muốn tránh những cơn bão phía dưới, doanh nghiệp cần bay ở tầng cao nhất. Thực tế, chỉ với 5 năm phát triển nhưng chúng tôi đã đạt được những thành quả mà nhiều doanh nghiệp phải cần đến 20 năm mới làm được điều đó", CEO Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ.

 
"Chúng ta không thể xoay chuyển cơn gió nhưng có thể xoay chiều cánh buồm để thích ứng và tìm đường bứt phá. Để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, chiến lược mũi nhọn của tôi là đa dạng hóa kênh phân phối thông qua các sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới như Amazon, Ebay, Alibaba…" - CEO Lê Hoàng Diệp Thảo

Ngay khi King Coffee ra mắt, bà Thảo đã định vị phải thành công trên phạm vi toàn cầu. "Tôi nỗ lực hết sức để dù đi sau nhưng sẽ đến trước. Hành trình dù dài đến đâu cũng bắt đầu bằng một bước chân, chỉ cần đi là sẽ tới. Kiên định và quyết tâm, đó chính là tố chất của tôi". Quyết đoán, bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược đã giúp "nữ tướng cà phê" đưa King Coffee vượt bão Covid-19 ngoạn mục. 

"TNI King Coffee đã ứng dụng thành công công nghệ thông tin để tạo ra chuỗi giá trị bền vững ngay từ trước đại dịch Covid-19. Điển hình như ứng dụng IoT trong khâu trồng và chăm sóc cây cà phê; ứng dụng Blockchain trong việc truy xuất nguồn gốc...", bà Thảo cho hay.

Cũng theo bà Thảo, với nguồn “Big data”, TNI King Coffee phân loại được nhóm khách hàng theo chiều sâu để tối ưu hóa nhu cầu sở thích của họ trên các "điểm chạm" trực tuyến từ các kênh thương mại điện tử của TNI King Coffee.

"Có đến 99% người mua hàng hài lòng với dịch vụ và sản phẩm của TNI King Coffee. Chất lượng trên các sản phẩm của chúng tôi trở nên hoàn hảo hơn dựa trên tập dữ liệu thu thập theo thời gian, giúp TNI King Coffee đảm bảo được sản lượng và chất lượng đầu ra, tạo lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu thị phần. Sắp tới, một công ty công nghệ trong tập đoàn của chúng tôi sẽ phát triển và xây dựng super-app. Tôi dự định sẽ mang app này ra nước ngoài, theo xu hướng của thế giới”, bà Thảo cho hay. 

Vượt khủng hoảng với tư duy ngược

Trong khi nhiều doanh nghiệp ồ ạt bị khai tử vì Covid-19, thì Công ty CP Tập đoàn Minh Trung (Minh Trung) lại rẽ sóng vươn ra biển lớn. Chia sẻ bí quyết sống khỏe, vị "thuyền trưởng" của Minh Trung khẳng định: Nhờ tư duy ngược.

Chủ tịch HĐQT Minh Trung Group Nguyễn Đắc Minh (giữa) bên dây chuyền sản xuất.

Chủ tịch HĐQT Minh Trung Group Nguyễn Đắc Minh (giữa) bên dây chuyền sản xuất.

"Chúng tôi luôn nhìn thấy cơ hội trong nghịch cảnh để chuẩn bị sẵn sàng tốt nhất các nguồn lực. Đặc biệt phải trang bị nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại để sẵn sàng đối đầu với bất kỳ tình huống khó khăn nào", ông Nguyễn Đắc Minh, Chủ tịch HĐQT Minh Trung chia sẻ.

Ông Minh cho hay, 2021 là năm khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 tấn công mạnh mẽ, nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm được trui rèn qua nhiều thăng trầm, cùng tư duy "đi trước, đón đầu", chủ động kịch bản ứng phó, đã giúp công ty trụ vững, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

 
“Để thành công, quá trình chuyển đổi số phải gắn với chiến lược kinh doanh thực, tiếp đến là phải nghĩ lớn, dám làm, dám đổi mới, và phải có ý nghĩa lan tỏa, tạo động lực và dẫn dắt mọi người trong quá trình triển khai” - ông Nguyễn Đắc Minh, Chủ tịch HĐQT Minh Trung Group.

"Chúng tôi đã nhanh chóng số hóa, tiếp cận các đơn vị triển khai phần mềm trong nước để giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện quy trình sản xuất của mình. Ngoài ra, các khối văn phòng đều có thể dễ dàng thực hiện các công việc trên những ứng dụng phần mềm quản trị từ xa, tiếp nhận mọi thông báo và xử lý công việc trên những ứng dụng này.

Hiệu quả của việc chuyển đổi số đã mang lại cho Minh Trung nhiều mặt tích cực, đặc biệt trong vấn đề quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất, giúp tôi nhìn nhận được tổng thể về sức khỏe của doanh nghiệp mình”, ông Minh nhận định.

Nhìn lại chặng đường 17 năm hình thành và phát triển, thời gian không quá dài nhưng đủ để Minh Trung Group khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, với hàng loạt lĩnh vực hoạt động khắp cả nước. Trong đó, ngành nghề cốt lõi được doanh nghiệp ưu tiên là chế biến thực phẩm, với thương hiệu nổi tiếng “Cháo sen bát bảo” vinh dự nhiều năm lọt vào Top Sao Vàng đất Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao, ghi đậm dấu ấn trong tâm thức người Việt.

“Chuyển đổi số là yếu tố then chốt của quá trình hoạt động và vận hành trong đại dịch này. Minh Trung sẽ không ngừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để ghi dấu tên tuổi của mình trên bản đồ thế giới”, ông Minh nhận định.

CEO May 10: Doanh thu vượt mong đợi nhờ chuyển đổi số

Dây truyền tự động hóa, một trong những ứng dụng chuyển đổi số tại May 10.

Dây truyền tự động hóa, một trong những ứng dụng chuyển đổi số tại May 10.

Là doanh nghiệp sử dụng hàng chục nghìn lao động, "ngấm đòn" nặng nề bởi dịch bệnh, song May 10 đã chứng minh bản lĩnh khi học cách sống chung với Covid-19 bằng việc linh hoạt chuyển đổi sản xuất, ứng dụng công nghệ. 

 
“Dịch bệnh là thử thách, động lực để các doanh nghiệp dệt may trong nước nhìn lại bản thân, bắt tay xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, số hóa toàn diện để tiến tới tự chủ về sản xuất” - ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10.

“Những khó khăn trở ngại do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ là chất xúc tác để May 10 phát huy nội lực và tiếp tục phát triển đi lên” – ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10, khẳng định.

Nhớ lại những khó khăn trong quá trình chống dịch, ông Việt cho hay, "chỉ một ca nhiễm thôi cũng có thể phải đóng cửa nhà máy. Trong khi đó, việc dừng sản xuất dù chỉ một ngày cũng làm đứt gãy cả hệ thống. Chính điều đó vừa là thách thức song cũng là cơ hội để May 10 nhanh chóng chuyển mình số hóa”.

“Nếu như trước kia, một chu trình sản xuất của May 10 kéo dài từ 3-6 tháng nhưng từ năm 2020, đã xuất hiện khái niệm "ngay và luôn". Thay vì xây dựng kế hoạch sản xuất theo tháng thì ngày nay chúng tôi xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất theo tuần, thậm chí theo ngày", ông Việt dẫn chứng. 

Đặc biệt, theo ông Việt, không chỉ đáp ứng thị hiếu khách hàng, mà nhờ chuyển đổi số, May 10 còn dễ dàng nghiên cứu để nâng cao giá trị của sản phẩm. "Quan điểm về sản xuất đã có sự "lột xác", thay vì chúng ta xoay quanh câu hỏi: Quần áo của bạn được sản xuất ở đâu, thì hiện tại, câu hỏi: Quần áo của bạn được tạo ra như thế nào, sản xuất bằng công nghệ gì lại là xu hướng tất yếu để chúng ta hoàn thiện và nâng cao giá trị của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu", ông Việt nhận định.

Việc áp dụng công nghệ 4.0 bằng một số phần mềm quản lý, tự động hóa trong sản xuất đã giúp nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động của các đơn vị sản xuất tại May 10, giúp doanh thu cả năm 2021 vượt kế hoạch đề ra với 3.865 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2020.

"Đầu tư cho chuyển đổi số là quyết sách đúng đắn, phù hợp, tạo sức đề kháng cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai", ông Việt chia sẻ.

GoStream và giấc mơ có tên trên bản đồ công nghệ thế giới

CEO Nghiêm Tiến Viễn (giữa), 1 trong 3 nhà sáng lập ứng dụng GoStream.

CEO Nghiêm Tiến Viễn (giữa), 1 trong 3 nhà sáng lập ứng dụng GoStream.

Là doanh nghiệp công nghệ, với phụng sự cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp, CEO Nghiêm Tiến Viễn - một trong 3 nhà sáng lập GoStream, chia sẻ, năm 2017, Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream ra đời, thay vì phải xây dựng một nền tảng livestream riêng biệt – một việc rất tốn thời gian và rất nhiều chi phí duy trì – chúng tôi đã chọn cách đồng hành cùng những mạng xã hội lớn như Facebook và YouTube. Nhờ hướng đi khác biệt này mà GoStream đã tạo ra doanh thu ngay từ khi ra mắt và phát triển mạnh mẽ cho đến hiện nay.

 
“Tôi có lời khuyên cho các bạn trẻ, startup không phải là màu hồng nhưng ở đó, mình được sống với đam mê, có mục tiêu, lý tưởng riêng. Hãy vượt qua vùng an toàn của bản thân để tạo nên những đột phá mới” - CEO Nghiêm Tiến Viễn.

"GoStream là "cánh tay nối dài" giúp các nhà bán hàng dễ dàng tạo nên các kênh bán hàng online tương tự mô hình Shopping TV, dựa trên hạ tầng các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter", ông Viễn cho hay. 

Không ngừng sáng tạo và “bắt mạch” đúng nhu cầu thị trường, đến năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ, GoStream đã nhanh chóng tung ra thị trường sản phẩm livestream tương tác GoStudio, với nhiều tính năng ưu việt nhằm phục vụ các hình thức: thương mại điện tử, đào tạo, hội họp, giải trí trực tuyến... giúp doanh nghiệp duy trì mức tăng trưởng 300% mỗi năm.

Tiếp đà thành công, ngày 15/1/2021, Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream đã đạt thỏa thuận đầu tư từ VinaCapital Ventures để tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh. Cái bắt tay này giúp GoStream mở rộng quy mô và đóng góp vai trò lớn vào quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.

Chưa dừng lại với thị trường đã chiếm được, mong muốn thúc đẩy ngành công nghiệp truyền hình trên Internet phát triển mạnh mẽ hơn nữa, CEO GoStream nhận định, công ty cần nhìn về dài hạn và quét độ phủ thị trường rộng hơn nữa. 

“Với thế mạnh là doanh nghiệp công nghệ thông tin, do đó mọi khâu trong việc vận hành đều được tối ưu hóa công nghệ. Thậm chí, chúng tôi đã tự phát triển những phần mềm chuyên biệt để sử dụng. Do đó, trong khi nhiều doanh nghiệp, ngành nghề bị nhấn chìm bởi đại dịch Covid-19, thì với GoStream, doanh thu vẫn là điểm sáng”, CEO Nghiêm Tiến Viễn nói.

Tin khác

Xu thế
Ngành thương mại điện tử đang đưa ra con số mục tiêu rất tham vọng để duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm, tiếp tục là ngành dẫn dắt nền kinh tế số.
1 tuần
Xu thế
Mất niềm tin của công chúng sau scandal FTX, ngành tiền tệ mã hóa đang chứng khiến giấc mơ “tiền tệ của tương lai” dần nhạt nhòa. Tuy vậy, họ vẫn còn có một giải pháp khác: Thối lui về hậu trường.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo người phát ngôn của Meta, công ty đã giải tán nhóm AI có trách nhiệm (RAI) - nhóm được lập ra để quản lý sự an toàn của các dự án AI khi chúng được phát triển.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Nhà Trắng đã cáo buộc việc Elon Musk vì ủng hộ bài đăng thúc đẩy chủ nghĩa Do Thái và thuyết âm mưu trên nền tảng mạng xã hội X.
1 tuần
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Microsoft vừa mới cho ra mắt bộ đôi chip điện toán được thiết kế tùy chỉnh, trong bối cảnh mà họ cùng với các công ty công nghệ lớn khác đang dần đưa những công nghệ chủ chốt vào bên trong nội bộ của mình.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal, vừa cho biết trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X, nhà sản xuất xe điện Tesla của Mỹ đang có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng linh kiện nhập khẩu từ Ấn Độ.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Hậu scandal FTX, các hãng trong ngành tiền tệ mã hóa đang tìm kiếm một hướng đi mới, trong đó vẫn còn nhen nhóm giấc mơ trở thành phương thức thanh toán chính thống.
2 tuần
Xu thế
Sau phiên tòa xét xử Sam Bankman-Fried, ngành tiền tệ mã hóa đang đứng ở một ngã rẽ khó lường. Họ phải chọn giữa việc tiếp tục theo đuổi giấc mơ trở thành phương thức thanh toán của tương lai, hay thoái lui về hậu trường.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Nepal vừa cho biết họ sẽ cấm TikTok vì cho rằng sự hài hòa của xã hội đang bị ứng dụng này làm xáo trộn.
2 tuần
Xu thế
Theo chuyên gia, với nguồn lực của Việt Nam hiện tại thì tham vọng hoàn thành chuỗi cung ứng chip nội địa là khá khó. Việt Nam nên tiếp tục  lợi thế là tham gia ở những khâu đơn giản để không làm khó mình.
2 tuần
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Samsung vừa giới thiệu một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, dự kiến sẽ tích hợp trên các sản thiết bị của hãng.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Tỷ Elon Musk vào ngày 5/11 cho biết, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) do startup xAI của ông phát triển sẽ được tích hợp vào nền tảng truyền thông xã hội X, ngoài ra mô hình này cũng sẽ có sẵn dưới dạng một ứng dụng độc lập.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI, nhà sản xuất của ChatGPT, dự kiến trong hội nghị dành cho các nhà phát triển lần đầu được tổ chức vào ngày 6/11, sẽ công bố việc cải tiến các sản phẩm nhằm giúp các mô hình AI của công ty trở nên rẻ hơn, có nhiều chức năng hơn.
3 tuần
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ