Cả nước thực hiện 'chuyển đổi số' trên nhiều phương diện, 3 tỉnh thành lập gần 2.300 Tổ công nghệ cộng đồng
(DNTO) - Lấy phương châm “Chú trọng xây dựng cột trụ xã hội số phục vụ cuộc sống nhân dân”, cùng sự nỗ lực của đội ngũ sáng tạo công nghệ, cán bộ, cả nước đã có 3 tỉnh Quảng Nam, Yên Bái, Lạng Sơn thành lập gần 2.300 Tổ công nghệ cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số.
Yên Bái chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Theo Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy Yên Bái, nội dung xoay quanh câu chuyện chuyển đổi số một cách toàn diện trên nhiều hình thức. Nghị quyết ban hành thể hiện niềm quyết tâm cao và sự hợp nhất đồng thuận của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và cùng toàn dân, doanh nghiệp trong thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 yếu tố trụ cột chính. Đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Lấy phương châm “Chú trọng xây dựng cột trụ xã hội số phục vụ cuộc sống nhân dân”, cùng sự nỗ lực của đội ngũ sáng tạo công nghệ, cán bộ kỹ thuật, đơn vị thi công, sau một thời gian triển khai xây dựng, Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị thông minh phục vụ công tác chuyển đổi số tỉnh Yên Bái đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Việc khai trương Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái đã đặt nền móng ban đầu vững chắc cho việc triển khai các dịch vụ và ứng dụng đô thị thông minh. Chính quyền điện tử và hướng tới chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, đó là:
“Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thích ứng với Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, từng bước phát triển nền kinh tế số, xã hội số”.
Cả nước đã có 3 tỉnh thành phố Quảng Nam, Yên Bái, Lạng Sơn thành lập gần 2.300 Tổ công nghệ cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số
Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã có hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương. Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo hướng dẫn và tìm hiểu, thí điểm triển khai sáng kiến “Tổ công nghệ số cộng đồng” ngay trong năm 2022.
Cụ thể trong mỗi thôn, bản, tổ dân phố có thể thành lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng; mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có thể gồm Trưởng thôn/bản, Tổ trưởng tổ dân phố và 2 nhân sự muốn thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.
Ngoài ra, Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngóc ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
Tại tỉnh Lạng Sơn, mô hình Tổ công nghệ cộng đồng được triển khai sớm từ tháng 7/2021 thu được những kết quả bước đầu.
Tỉnh Quảng Nam, cũng đã thành lập 376 Tổ công nghệ cộng đồng tại các huyện, xã, thôn/phố.
Tại Yên Bái, việc thí điểm thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng cũng đã được UBND tỉnh Yên Bái triển khai. Cụ thể đã 1/9 huyện, thành phố (huyện Văn Yên); 25/25 xã, thị trấn và 172 thôn thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng, với số người tham gia là 1.287.