Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

CEO Gạo Trung An: Đừng nhập gạo thơm từ Campuchia, Thái Lan sau đó gắn mác gạo Việt Nam để xuất khẩu

Huyền Trang
- 17:49, 31/12/2022

(DNTO) - Ông Phạm Thanh Bình, CEO Gạo Trung An, đơn vị có gần thập kỷ xuất khẩu gạo sang châu Âu, cho rằng hiện các doanh nghiệp không nên nghĩ đến chuyện lãi nhiều hay ít mà cần làm sao nâng cao chất lượng gạo, để người châu Âu tin và muốn ăn gạo Việt.

 

Ông Phạm Thanh Bình, CEO Gạo Trung An. Ảnh: T.L.

Ông Phạm Thanh Bình, CEO Gạo Trung An. Ảnh: T.L.

‘EU không gây khó nhưng chúng ta phải làm đúng’

Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, con đường xuất khẩu tươi sáng hơn dành cho gạo Việt cũng mở ra, và những doanh nghiệp trong ngành gạo như Trung An cũng được hưởng lợi.

Ông Phạm Thái Bình, CEO Công Ty TNHH Trung An cho biết, trước đây, khi EVFTA chưa có hiệu lực, gạo Việt Nam đã vào châu Âu nhưng thuế xuất rất cao, từ 5% đến 45% tuỳ từng quốc gia thành viên. Vì vậy gạo Việt rất khó cạnh tranh với gạo ở những nước như Campuchia, Myanmar ... vì họ là những nước nghèo được EU miễn thuế nhập khẩu. Còn gạo Thái Lan dù bị đánh thuế nhưng có thương hiệu nên vẫn tiêu thụ tốt. Do đó, EVFTA giúp các doanh nghiệp trong ngành gạo có cơ hội lớn cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ.

“Thời gian trước, khi xuất khẩu gạo vào châu Âu, có khi nhà nhập khẩu gạo của chúng tôi phải đóng thuế tới 200 Euro/tấn, bây giờ với việc không đóng thuế nhập khẩu nữa, các nhà nhập khẩu có được mức giá rất cạnh tranh. Hơn nữa, những năm gần đây, gạo Việt cũng đã có chất lượng tốt hơn, đã đạt giải gạo ngon nhất thế giới nên bước vào thị trường châu Âu một cách danh chính ngôn thuận, giá trị được nâng cao, người tiêu dùng châu Âu đã không những chấp nhận mà còn rất tin dùng”, ông Bình cho hay.

Trước lo ngại về việc châu Âu tăng cường hàng rào kĩ thuật để bảo hộ doanh nghiệp trong nước, ông Bình cho rằng hạn ngạch 80.000 tấn gạo dành cho Việt Nam chỉ là con số nhỏ so với lượng nhập khẩu 2 triệu tấn mỗi năm của khu vực này. Ngoài ra, chính sách bảo hộ doanh nghiệp quốc nội nước nào cũng có nên chắc chắn châu Âu không nhòm ngó hoặc giăng hàng rào kỹ thuật để gây khó. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp Việt phải làm đúng.

“Đừng nhập gạo Thơm từ Campuchia, Thái Lan sau đó gắn mác gạo Việt Nam để xuất khẩu hoặc xuất những loại gạo có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hay có doanh nghiệp cố tình chào giá thấp để giành khách hàng. Giống như cá tra là đặc sản độc tôn một thời gian dài của Việt Nam, song vì sự cạnh tranh phá giá giữa các doanh nghiệp Việt với nhau, tới mức có thời gian công ty cá phải phá sản, ngưng nuôi vì không thể xuất khẩu. Chúng ta hãy làm thật tốt hướng đến lâu dài, không chỉ 80.000 tấn gạo được hưởng thuế suất bằng 0, mà làm sao để người châu Âu tin và muốn ăn gạo Việt”, ông Bình nhấn mạnh.

Làm Global Gap không khó

Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu gạo sang EU với số lượng và giá trị lớn hơn nếu doanh nghiệp Việt kiên trì thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Ảnh: T.L.

Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu gạo sang EU với số lượng và giá trị lớn hơn nếu doanh nghiệp Việt kiên trì thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, vị CEO gạo Trung An cho biết không dễ để có được lúa gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào châu Âu, vì phải chuẩn bị từ gieo trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến xuất khẩu.

Tại Trung An, ngay từ những năm 2012, doanh nghiệp này đã trong tư thế sẵn sàng để đưa gạo vào châu Âu, dù lúc đó Hiệp định EVFTA vẫn đang trong giai đoạn đàm phán. Bởi với người tiêu dùng khu vực này, dù có hay không có Hiệp định, thì tiêu chuẩn chất lượng để nông sản vào thị trường của họ cũng không bao giờ thay đổi. Do đó doanh nghiệp gạo Việt phải làm theo quy trình VietGAP hay GlobalGAP.

“Người châu Âu rất xem trọng vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có gạo. Nếu nông sản có dư lượng hóa chất, thì họ sẽ tẩy chay ngay. Không chỉ ở châu Âu, mà cả Mỹ, Malaysia hay Nhật Bản và Hàn Quốc, tất cả các vấn đề an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu.

Tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP, nói khó thì không khó, chỉ là chúng ta có làm hay không mà thôi. Theo tôi, VietGAP hay GlobalGAP hoặc ChinaGAP; ThaiGAP... tiêu chuẩn đều giống nhau, gọi tiêu chuẩn GAP tức “thực hành nông nghiệp tốt”, nôm na là không có dư lượng hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp; chỉ cần chúng ta trồng trọt rau, củ, quả; hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi thuỷ sản hay trồng lúa gạo, theo tiêu chuẩn GAP là đủ chuẩn đưa vào châu Âu”, ông Bình nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị CEO U70 cũng chia sẻ lý do chọn tiêu chuẩn GlobalGAP chứ không phải là VietGAP vì đã có những sản phẩm được cấp chứng chỉ VietGAP nhưng khi đi vào châu Âu, hoặc Mỹ vẫn còn dư lượng kháng sinh, có thể do việc cơ quan cấp chứng chỉ còn “du di”, khiến hàng hóa bị trả lại, ảnh hưởng đến niềm tin của đối tác.

Ngoài ra, theo ông Bình, mặt hàng lúa gạo hay các mặt hàng nông sản khác cũng cần chọn lọc để xuất khẩu. Nếu muốn xuất khẩu vào thị trường khó tính như châu Âu và ở phân khúc tiêu dùng đẳng hạng sang, doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp.

Ví dụ, Trung An chọn phân khúc là trọng tâm - trọng điểm, không chỉ cho hàng xuất khẩu châu Âu, mà cả tiêu dùng trong nước. Do vậy, công ty này phải hỗ trợ đầu tư toàn bộ vật tư đầu vụ và hướng dẫn quy trình canh tác cho nông dân, nông dân sản xuất canh tác trồng lúa theo yêu cầu. Khi thu hoạch, công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn bên ngoài từ 20- 500 đồng/kg lúa tùy theo tiêu chuẩn.

“Chúng tôi không kinh doanh theo cách mà các doanh nghiệp ngành gạo đã làm hàng mấy chục năm qua đó là: người nông dân trồng gì thì doanh nghiệp mua cái đó để xuất khẩu. Trung An bắt tay ngay vào xây dựng vùng nguyên liệu lúa để có sản phẩm gạo đạt chuẩn theo nhu cầu của từng thị trường, cụ thể đó là công ty liên kết với nông dân sản xuất canh tác lúa một cách bền vững.

Chúng ta phải sản xuất sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, chứ không thể bán những gì chúng ta có sẵn. Sản phẩm phổ thông bán được nhưng giá trị không cao và đầu ra bấp bênh. Nói thật, gạo Việt dù luôn xuất khẩu sản lượng lớn, đứng thứ 2 hoặc 3 thế giới, xong có năm bán được, có năm phải giải cứu. Trong khi gạo sạch, an toàn năm nào cũng không đủ để đáp ứng cho các thị trường cao cấp, khó tính”, ông Phạm Thái Bình nói.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại diện các doanh nghiệp lâm, thuỷ sản cho rằng, tồn kho hiện nay không chỉ 3 tháng mà có thể lên tới 6 tháng, tạo áp lực rất lớn về đảm bảo thời gian đảo các khoản vay. Kiến nghị ngân hàng tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay lên 6 hoặc 9 tháng, đồng thời, xem xét tăng tỉ lệ thế chấp của doanh nghiệp. 
4 ngày
Xem thêm