Thứ hai, 19/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các nhà sản xuất chip vi xử lý rời Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam hưởng lợi

Xuân Hạo
- 08:39, 19/12/2022

(DNTO) - Đã có nhiều áp lực từ biến động tình hình thế giới khiến các nhà sản xuất chip bán dẫn tìm cách rời Trung Quốc, tìm đến các quốc gia khác như Việt Nam và Ấn Độ.

Ảnh minh hoạ chip bán dẫn. Ảnh: CNBC

Ảnh minh hoạ chip bán dẫn. Ảnh: CNBC

Gần đây, chính quyền Mỹ đã tung ra nhiều chính sách giới hạn đối với chip vi xử lý, nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là một trong những động lực mới nhất đưa đẩy dây chuyền sản xuất chip của các hãng sang những quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam.

Các chuyên gia vẫn cho rằng động thái của chính quyền Tổng thống Biden vẫn chưa đủ để thay đổi vị thế các nước dẫn đầu ngành sản xuất chip vi xử lý trên thế giới.

Thông số đặt hàng và đánh giá tiềm năng mở rộng sản xuất chip tại Đông Nam Á đã tăng 30% đến 40%, theo Walter Kuijpers, một đối tác cung cấp dịch vụ sản xuất tại Singapore.

Kuijpers nói: “Các tập đoàn đang thấy được lợi thế của việc xé lẻ dây chuyền sản xuất, thay vì tập trung dựa vào một nơi duy nhất… Những sự kiện chính trị gần đây cũng sẽ thúc đẩy phát triển cho chiến thuật này”.

Trong tháng 10, chính quyền Mỹ đã buộc các công ty trong nước phải có giấy phép đặc biệt mới được xuất khẩu các loại sản phẩm bán dẫn cao cấp hay máy móc, thiết bị liên quan đến Trung Quốc, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, sản xuất công nghệ chip vi xử lý tại quốc gia này.

Điều này khiến các công ty sản xuất chip bán dẫn tìm đến những giải pháp “qua cửa”. Những công ty “gạo cội” trong ngành, TSMC của Đài Loan và SK Hynix của Hàn Quốc đã phải thoả thuận giấy phép giới hạn một năm để tiếp tục cung cấp thiết bị sản xuất cho nhà máy của họ ở Trung Quốc. 

Công ty chuyên chế tạo thiết bị sản xuất chip bán dẫn tại Hà Lan, ASML, cho biết nhân viên của họ đã bị cấm không được cung cấp những dịch vụ nhất định, hỗ trợ việc sản xuất chip vi xử lý cấp cao cho các nhà máy chế tạo tại Trung Quốc.

Sự thay đổi chính sách của Mỹ chỉ là một trong những “địa chấn” mới nhất làm lung lay ngành sản xuất chip bán dẫn toàn cầu, có giá trị lên đến 600 tỉ đô la.

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất chip đã phải đối mặt với các đối thủ mới trong nội địa Trung Quốc, kèm theo giá lao động ngày càng tăng. Và không thể không nhắc đến biến động đến từ các chính sách chống dịch Covid-19, gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Căng thẳng chính trị đối với Trung Quốc lại đang tăng cao.

Khi tìm kiếm đầu tư cho những dự án lớn, cần các nhà máy hoạt động trong thời gian lâu dài, các hãng sản xuất thường né tránh những tình huống bất ổn và nhắm đến các môi trường ổn định. Môi trường chung càng bất ổn, thì những nơi ổn định ngày càng được theo đuổi - theo Jan Nicholas, Giám đốc điều hành thuộc phân khúc chip bán dẫn của Deloitte.

Đông Nam Á đang ở vị thế vô cùng hấp dẫn đối với các nhà sản xuất chip khổng lồ từ Hàn Quốc và Đài Loan, nhờ vào tính chất trung lập của các quốc gia nơi đây trong cuộc chiến thương mại, chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hình chụp bảng mạch điện tử được sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: CNBC

Hình chụp bảng mạch điện tử được sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: CNBC

Việt Nam đã nổi lên thành một lựa chọn mới cho các dây chuyền sản xuất chip bán dẫn. Nước ta đã đầu tư hàng tỉ đô la để thành lập các trung tâm giáo dục và nghiên cứu, chiêu dụ các hãng sản xuất chip. Samsung, một trong những hãng sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới, đã đầu tư hơn 3,3 tỉ đô la vào Việt Nam trong năm 2022. Gã khổng lồ Hàn Quốc mong muốn có thể bắt đầu sản xuất linh kiện chip vào tháng 7/2023.

Ấn Độ cũng là một lựa chọn hấp dẫn không kém nhờ có một số lượng nhân lực và tài năng ngày càng tăng trong ngành sản xuất chip vi xử lý, hệ thống bộ nhớ phụ và thiết kế chip analog. Nguồn lao động ở nước này rất đông đảo nhưng sự thiếu thốn về khả năng sản xuất là một điểm làm lu mờ tiềm năng của quốc gia này.

Tuy vậy, các chuyên gia chỉ ra Trung Quốc vẫn sẽ còn giữ vị thế dẫn đầu trong khả năng cạnh tranh sản xuất chip. Chiến dịch “Made in China 2025” được đưa ra hồi 2015 đã đặt ra một bản thiết kế cho nền tảng công nghệ và hệ thống tự cung tự cấp cho việc sản xuất thiết bị siêu bán dẫn. 

Nhu cầu trong nước của Trung Quốc cũng tăng cao chóng mặt, nhờ có các công nghệ đang trên đà phát triển như 5G, phương tiện lái tự hành, trí thông minh nhân tạo,...

Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang là một đối thủ “nặng ký” trong ngành sản xuất các loại chip vi xử lý cấp thấp. Nước này đứng thứ ba trong sản lượng sản xuất chip bán dẫn trên toàn cầu, với thị phần chiếm 16%, chỉ đứng sau Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.

“Để đạt được vị thế đó, Trung Quốc đã bỏ một thời gian dài phát triển… Sẽ đòi hỏi một thời gian tương tự để cho các nước khác đuổi kịp thành tựu đó”, Jan Nicholas nói.

Không phải chỉ có Việt Nam và Ấn Độ là những ứng cử viên duy nhất trong cuộc đua trở thành thị trường sản xuất chip thay thế Trung Quốc. Nicholas nhận định: “Nhưng điều chắc chắn là quốc gia nào có thể sản xuất chip với giá thành cạnh tranh sẽ có cơ hội thay thế Trung Quốc và trở thành kẻ chiến thắng trong tương lai". 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
VN-Index nhanh chóng lùi về sát mốc 1.300 điểm khi mất hơn 11 điểm, khối ngoại quay đầu bán ròng trên thị trường chứng khoán ngày 16/5.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
MoMo công bố lợi nhuận cả năm lần đầu tiên, một chiến thắng vừa ấn tượng vừa vô cùng cần thiết cho ngành startup tài chính Đông Nam Á.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều nhà cung cấp dù đánh giá cao Chương trình Tick xanh trách nhiệm tuy nhiên lại khá cân nhắn khi đặt bút ký cam kết tham gia, một phần có thể do nỗi lo đánh mất hoàn toàn thị trường nếu làm sai và phần khác do chế tài chưa đủ mạnh với doanh nghiệp khi hàng hóa có vấn đề, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đầu tư đêm diễn lớn, mời các tên tuổi nổi bật tham dự đang giúp nhiều doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu, qua đó thị giá cổ phiếu cũng được kích hoạt mạnh mẽ.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu Trung Quốc giảm vào hôm thứ Ba, khi sự lạc quan từ thỏa thuận đình chiến thuế quan với Hoa Kỳ nhường chỗ cho lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ giảm các biện pháp kích thích kinh tế.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay ngày đầu giao dịch trên HoSE, VPL của Công ty cổ phần Vinpearl đã tăng gần hết biên độ với mức tăng 19,9% và chỉ có 4.800 cổ phiếu được khớp lệnh dù vẫn còn hàng 2 triệu đơn vị nằm ở chiều dư mua.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 21 - 23/5/2025, Triển lãm Chuỗi cung ứng lạnh & Công  nghiệp lạnh (Cold Chain & Refrigeration Exhibition) sẽ khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo, Bình Dương. Đây là sự kiện nổi bật trong năm dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chuỗi cung ứng lạnh và công nghiệp lạnh, mở ra cơ hội để kết nối, giao thương và mở rộng cơ hội hợp tác.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Phiên sáng có thời điểm tăng hơn 12 điểm và đà tăng được giữ đến phiên chiều, kết phiên với mức tăng gần 16 điểm cho thấy sự lạc quan của thị trường trước kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tăng kịch trần, khối lượng khớp lệnh vượt trội sau thông tin Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ. Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, sẽ tạm thời điều hành tập đoàn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Phiên giao dịch thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư khi hệ thống KRX chính thức vận hành sau thời gian dài chờ đợi của nhà đầu tư và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của HoSE và các công ty chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều kỳ vọng dành cho thị trường khi hệ thống công nghệ thông tin mới KRX sau thời gian dài chờ đợi sẽ chính thức vận hành. Theo các chuyên gia, tác động giá cổ phiếu trong ngắn hạn sẽ không đáng kể, tuy nhiên trong dài hạn, đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sẽ có có 11 thay đổi khi áp dụng hệ thống KRX tạo ra cơ hội, cũng như thách thức và những luật chơi mới sẽ định hình thị trường Việt Nam.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trải qua giai đoạn biến động mạnh, nhiều cổ phiếu nhóm ngành bị suy giảm theo xu hướng chung của thị trường. Và điều này đang giúp định giá nhiều cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư.
2 tuần
Xem thêm