Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bức tranh ngân sách nhà nước năm 2022 sẽ như thế nào?

Diệp Diệp
- 14:30, 21/08/2021

(DNTO) - Theo Bộ Tài chính, năm 2022, phấn đấu dự toán thu nội địa bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với ước thực hiện năm 2021. Dự toán chi thường xuyên năm 2022 nguồn NSNN sẽ phải thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% so với dự toán năm 2021.

Thu nội địa tăng 6 - 8%

Về bức tranh ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022 phải bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính thế giới và trong nước trong bối cảnh tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, khó khăn, đặc biệt là các thách thức, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai và các xu hướng mới về dịch chuyển đầu tư, thương mại...

Bộ Tài chính cũng đưa ra mục tiêu cụ thể, đó là phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2022 (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN), cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước) bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với ước thực hiện năm 2021. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021.

Năm 2022, phấn đấu dự toán thu nội địa bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với ước thực hiện năm 2021 (Ảnh minh họa: KT)

Năm 2022, phấn đấu dự toán thu nội địa bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với ước thực hiện năm 2021 (Ảnh minh họa: KT)

Trong xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022, Bộ Tài chính cũng tạm tính phân cấp một số khoản thu giữa ngân sách Trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP) như: số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu: tính 37,2% số thu là khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP; 62,8% số thu điều tiết về NSTW; số thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, khoáng sản: trường hợp giấy phép khai thác do cơ quan Trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho NSTƯ, 30% cho NSĐP; trường hợp giấy phép khai thác do UBND cấp tỉnh cấp, thực hiện để lại 100% cho NSĐP.

Đánh giá về mục tiêu trong xây dựng dự toán thu ngân sách 2022, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam cho rằng, mức tăng thu tuy cao nhưng khả thi. Bởi nguồn thu ngân sách phụ thuộc vào dự báo tốc độ tăng GDP của năm 2022. Năm 2022, dự báo dịch Covid-19 được kiểm soát khi vaccine được tiêm chủng rộng rãi, đạt được miễn dịch cộng đồng chậm nhất vào quý 2, nền kinh tế phục hồi trở lại, cùng với đó là khả năng phục hồi của các DN, đặc biệt là các DN tư nhân, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài  là nguồn chính của thu nội địa.

“Cùng với đó, năm 2022 thị trường toàn cầu dự báo được phục hồi cũng giúp cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi dưới 2 góc độ: XNK tăng và thu từ XNK tăng; các DN trong nước cũng được hưởng lợi do gia công cho các DN ngoại”, TS. Lê Duy Bình cho biết.

Tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên

Về dự toán chi NSNN, năm 2022 sẽ ưu tiên và tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi an sinh xã hội, chi đầu tư phát triển và đảm bảo an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) sẽ ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước NSNN; các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn đầu tư nguồn NSNN thực hiện các dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP).

“Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ phải phù hợp với tiến độ thực hiện và giải ngân trong năm 2022. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hàng năm của NSTƯ cho NSĐP để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTƯ”, Bộ Tài chính cho biết.

Đối với dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan Trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội, các chính sách cho người dân trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.

Trong đó, dự toán chi thường xuyên năm 2022 nguồn NSNN của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể sẽ phải thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên (ngoài chi lương, các khoản đóng góp theo lương theo quy định, các khoản chi cho con người) so với dự toán năm 2021 trên cơ sở hạn chế tối đa mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định, tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như: đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị..., tăng chi từ nguồn thu sự nghiệp công; dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển, cải cách tiền lương, thực hiện chuẩn nghèo, chi trợ cấp xã hội.

Theo PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngân sách nhà nước đang đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn. Năm 2021 có thể là năm đầu tiên trong nhiều năm qua phải chấp nhận tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác điều hành ngân sách nhà nước trong những năm tiếp theo, bởi nguồn lực cho đầu tư phát triển sẽ hạn chế, trong khi đây lại là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Sang năm 2022 có thể vẫn phải tăng vay để có nguồn cho chi đầu tư phát triển, đồng thời phải tiếp tục mạnh tay cắt giảm chi thường xuyên. Bên cạnh đó, cũng cần có những động thái kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu còn dư địa tăng thu như thuế thương mại điện tử, tăng cường chống chuyển giá, trốn thuế, nợ đọng thuế. Tuy nhiên, cần tính toán thực hiện các giải pháp hỗ trợ và nuôi dưỡng nguồn thu để dần củng cố cán cân tài khoá sau dịch”, PGS. TS. Ngô Trí Long khuyến nghị./.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
5 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
1 tuần
Xem thêm