Thứ ba, 06/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Tài chính: Nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết

Bạch Dương
- 09:41, 25/01/2023

(DNTO) - Theo Bộ Tài chính việc điều hành giá các mặt hàng nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm, để tạo dư địa an toàn cho kiểm soát lạm phát cả năm 2023.

Theo Bộ Tài chính, có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết. Ảnh: TL.

Theo Bộ Tài chính, có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết. Ảnh: TL.

Theo Bộ Tài chính, có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết. Cụ thể, quý I/2023 trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, giá cả thường có biến động tăng theo quy luật vào trước và sau Tết.

Giá một số dịch vụ công được triển khai theo lộ trình thị trường trong đó có giá điện nhiều khả năng sẽ tăng sớm từ đầu năm, giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục tiếp tục thực hiện theo lộ trình thị trường, trong đó giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh trong quý I, một số mặt hàng nhà nước định giá chịu áp lực từ biến động về yếu tố hình thành giá.

Cùng với đó, yếu tố thiên tai có thể gây ảnh hưởng cục bộ đến giá lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm tại một số địa bàn bị ảnh hưởng... Một số chính sách về hỗ trợ về thuế sẽ hết hiệu lực từ đầu năm 2023.

Ngược lại, cũng có một số yếu tố chính giảm áp lực lên mặt bằng giá như theo quy luật giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết.

Tại một số tỉnh, thành phố lớn, nhiều siêu thị cửa hàng mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu, nguồn cung hàng hóa không còn bị gián đoạn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động, giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản giữ giá ổn định, hoặc triển khai chương trình giảm giá cho một số khách hàng.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm và sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội, Chính phủ trong những năm qua và thời gian tới giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát.

Điều hành giá điện, xăng dầu... cần thận trọng

Việc điều hành giá các mặt hàng nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm. Ảnh: TL.

Việc điều hành giá các mặt hàng nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm. Ảnh: TL.

Từ những lo ngại trên, Bộ Tài chính đã kiến nghị một số biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá sau Tết và cả năm 2023. Bộ dự báo từ ngày mùng 4 Tết, thị trường sẽ dần sôi động hơn do người dân bắt đầu các hoạt động đi chơi ngày Tết, nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại.

Chính vì vậy, cơ quan này kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây tăng giá đột biến.

Đối với sau Tết và cả năm 2023, Bộ Tài chính dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu trong nước, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng do Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch.

Theo đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh đến việc điều hành giá các mặt hàng nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp.

Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tính toán, chuẩn bị các phương án giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động đến CPI bảo đảm ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...

"Đối với các mặt hàng cụ thể, các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, nhất là trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ vận tải... để có biện pháp điều hành phù hợp", cơ quan quản lý giá nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Dòng tiền lớn đã gia nhập thị trường, VN-Index từng có thời điểm công phá dễ dàng mốc 1.100 điểm. Thị trường chứng khoán bước vào một đợt hồi phục mới.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) lần này sẽ bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của BVSC. Thời gian tới, các chính sách nên tập trung hướng vào nhóm ngành cụ thể có nhu cầu hỗ trợ thực, từ đó mới có thể có tác động chính xác, kịp thời hơn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù Trung Quốc tăng diện tích trồng vải thiều nhưng nếu các sản phẩm của Việt Nam ngày càng chất lượng thì không chỉ Trung Quốc mà nhiều thị trường khác vẫn rất tiềm năng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán tuần mới (5-9/6), dù chưa xuất hiện những tín hiệu qua đáy từ lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhưng yếu tố thanh khoản đang tăng mạnh sẽ giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán có lợi thế. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, dầu khí..., cũng rất đáng quan tâm.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chính sách tiền tệ đang phải "chèo lái" trong bối cảnh khó khăn khi cùng lúc nhiều mục tiêu, vừa kiềm chế lạm phát trong bối cảnh lạm phát cơ bản tăng mạnh, vừa đảm bảo nền kinh tế không giảm tăng trưởng mạnh khi thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà, cho biết sau nhiều động thái điều hành từ đầu tháng 3/2023, đến nay mặt bằng lãi suất đã giảm, lãi suất cho vay của các khoản vay mới bình quân khoảng 9,07%, giảm khoảng 0,9% so với cuối năm ngoái.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 5/2023, lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ tiếp tục xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 27 đến 35 điểm cơ bản so với phiên cuối cùng của tháng 4.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hoàn toàn đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt thị trường đi lên với hai tên tuổi sáng giá là NVB và VIB. Thị trường bật tăng chính thức chạm mốc 1.090 điểm sau thời gian dài nỗ lực.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng tháng thứ 8 liên tiếp với giá trị mua ròng hơn 112 tỷ đồng. Cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều nhất là cổ phiếu PVS, tiếp theo là cổ phiếu CEO.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Hải quan Côn Minh (Trung Quốc), thống nhất sẽ triển khai cửa khẩu thông minh, xuất nhập khẩu một cửa để thúc đẩy thương mại, thông quan hàng hóa, nông sản được nhanh hơn.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trên thị trường UPCoM tháng 5/2023, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh so với tháng 4/2023, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 610 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 69% so với tháng trước.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Về số tiền ngân sách tồn dư hơn 1 triệu tỷ, Bộ trưởng Tài chính cho biết số tiền này đã gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, tức là nguồn này là nguồn nhàn rỗi tạm thời đã có trong dự toán được Quốc hội phê chuẩn như bố trí vào các dự án đầu tư công, dự án về chương trình mục tiêu quốc gia...
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường ghi nhận một loạt cổ phiếu bất động sản thị giá thấp bất ngờ tăng mạnh, có khi lên tới hơn 100% chỉ trong một tháng, làm xuất hiện làn sóng đầu cơ với dòng cổ phiếu này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, việc doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn cần phải được mổ xẻ, phân tích rõ nguyên nhân mới ra được giải pháp đúng, song loại trừ nguyên nhân về cơ chế, chính sách.
4 ngày