Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ giải pháp tổng lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Hà Nguyễn
- 14:00, 04/07/2021

(DNTO) - Việc Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP cho thấy quyết tâm cùng sự kiên định của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Chín giải pháp đã được ban hành, giải pháp nào cũng quan trọng và chỉ khi thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả tất cả giải pháp này thì mới có thể thực hiện thành công mục tiêu kép của Chính phủ. 

Chín giải pháp đã được ban hành, giải pháp nào cũng quan trọng và chỉ khi thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả tất cả giải pháp này thì mới có thể thực hiện thành công mục tiêu kép của Chính phủ. 

Việc Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022 đã một lần nữa cho thấy quyết tâm cùng sự kiên định của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Điều này càng cần thiết và quan trọng hơn trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,64%, thấp hơn so với dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, càng thấp hơn so với các kịch bản tăng trưởng được đưa ra trước đó. Nếu không quyết liệt, việc thực hiện “mục tiêu kép” sẽ bị ảnh hưởng.

Chín giải pháp đã được đưa ra, trong đó bao gồm các giải pháp liên quan đến việc tập trung cao độ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy xuất nhập khẩu; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh…       

Những giải pháp này, trên thực tế, vẫn được thực hiện trong suốt thời gian qua, đặc biệt kể từ khi Covid-19 bùng phát mạnh trên diện rộng. Nhưng có lẽ, trong bối cảnh hiện nay, cần rốt ráo và quyết liệt hơn khi triển khai thực hiện.

Chẳng hạn, với giải ngân vốn đầu tư công, mục tiêu mà Chính phủ đưa ra là hết năm nay, phải giải ngân 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Để làm được điều đó, phải tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên. Ngoài ra, cần đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công...

Năm ngoái, chính kết quả giải ngân vốn đầu tư công tích cực đã góp phần quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương 2,91%. Năm nay, giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được coi là bánh xe quan trọng của cỗ xe tam mã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cùng với hai “bánh xe” khác là xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm.

Chín giải pháp đã được ban hành, giải pháp nào cũng quan trọng và chỉ khi thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả tất cả giải pháp này thì mới có thể thực hiện thành công mục tiêu kép của Chính phủ. Nhưng có lẽ, ngay trước mắt, việc tập trung cao độ phòng, chống Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cần được ưu tiên hàng đầu. Ngoài 5K, thì vắc-xin đang là chìa khóa quan trọng.

Điều đáng mừng là Việt Nam đang nỗ lực và quyết tâm đưa vắc-xin về nước sớm nhất, nhiều nhất, thậm chí còn mong muốn hình thành công nghiệp sản xuất vắc-xin tại Việt Nam. Nếu đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay, thì tình hình sẽ sớm ổn định trở lại.

Cùng với đẩy mạnh tiêm vắc-xin, nhiều địa phương trong cả nước cũng đang quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Các giải pháp này đã phát huy hiệu quả, song cũng phải thẳng thắn rằng, không ít địa phương đang “thái quá” trong thực hiện các biện pháp kiểm soát Covid-19. Có địa phương chưa có ca nào đã cấm họp chợ, buôn bán, cấm tắm biển, có 1-2 ca đã phong tỏa, cách ly. Như vậy, sẽ ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó là tâm lý e ngại tiêm phòng vắc-xin, dù đây là thời điểm quan trọng, không nên bỏ lỡ.

Trong nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ nhấn mạnh rằng, dù tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không nên hoang mang, mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh.

Đó là trong phòng chống dịch. Còn trong phát triển kinh tế, người dân và doanh nghiệp vẫn trông chờ rất nhiều vào các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ!

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Xem thêm