Thứ ba, 08/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Áp lực 'sửa chữa' ngành bất động sản Trung Quốc

Xuân Hạo
- 17:32, 02/10/2023

(DNTO) - Các chuyên gia kinh tế và giới đầu tư đang đẩy nặng áp lực lên chính quyền Trung Quốc để họ "sửa chữa" ngành bất động sản, giữa bối cảnh Evergrande ngày càng lún sâu vào rắc rối.

Một dự án nhà ở tại Vũ Hán của hãng Evergrande, hiện vẫn chưa thể hoàn thành xây dựng. Ảnh: WSJ

Một dự án nhà ở tại Vũ Hán của hãng Evergrande, hiện vẫn chưa thể hoàn thành xây dựng. Ảnh: WSJ

Áp lực ngày càng đè nặng lên chính quyền Bắc Kinh, buộc họ phải can thiệp để hồi phục niềm tin vào ngành bất động sản đang bị vùi dập của Trung Quốc.

Trong diễn biến mới nhất về tình trạng của ngành bất động sản Trung Quốc, có tin chính quyền nước này đang điều tra Hui Ka Yan, tỷ phú sáng lập hãng Evergrande Group, với tội danh tìm cách chuyển tài sản ra nước ngoài trong khi công ty này vất vả tìm kiếm giải pháp hoàn thành các dự án dang dở.

Kêu gọi sửa chữa

Evergrande là một trong số rất nhiều hãng phát triển bất động sản đang gặp rắc rối tại Trung Quốc sau khi “bong bóng” bất động sản vỡ từ ba năm trước. Sau khi kế hoạch tái cơ cấu nợ (có giá trị hàng tỷ đô la) của Evergrande sụp đổ, họ đã không thể gượng dậy, chồng chất thêm gánh nặng cho ngành bất động sản Trung Quốc.

Với tin xấu ngày càng nhiều, các chuyên gia kinh tế và giới đầu tư đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc đưa ra các biện pháp phối hợp “mạnh tay hơn” để hồi phục niềm tin. Tương tự như các biện pháp của chính quyền Mỹ vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008.

“Chính quyền cần phải đưa ra các biện pháp quả quyết hơn để gỡ rối cho ngành bất động sản, cho phép thiệt hại phân bổ đồng đều giữa các công ty, ngân hàng và đối tác đầu tư” - theo George Magnus, cựu Trưởng chuyên gia kinh tế UBS và hiện là giáo sư chuyên ngành Trung Quốc của Trường Đại học Oxford.

Sự lụn bại của ngành bất động sản Trung Quốc có thể kéo theo các ngành sản xuất và kinh tế khác, phá hủy hy vọng hồi phục kinh tế của nước này. Các chuyên gia cảnh báo nếu vấn đề này tiếp tục tồn tại, nó sẽ kéo dài thời kỳ trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc, và gây ảnh hưởng tệ hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Leland Miller, Giám đốc điều hành hãng phân tích kinh tế China Beige Book, nói: “Ngành bất động sản đang là một mớ hỗn độn. Đó là lý do tại sao nền kinh tế Trung Quốc hồi phục yếu ớt”.

Chưa đủ mạnh tay

Cho đến nay, các biện pháp của chính quyền Tập Cận Bình chỉ là các bước cơ bản để né tránh sự tan vỡ hoàn toàn của ngành bất động sản, nhưng vẫn chưa nhắm vào các vấn đề tệ hại nhất.

Một phần của vấn đề là bởi các chính sách trong quá khứ. Chính quyền Trung Quốc đã dựa dẫm rất nhiều vào ngành bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhiều thập kỷ trước, chính quyền Trung Quốc đã mở cửa thị trường bất động sản, tạo ra làn sóng bùng nổ đầu tư lớn nhất trong lịch sử. Cho đến khi chính quyền Tập Cận Bình nắm quyền, “bong bóng” bất động sản đã hình thành. Mỗi khi mức tăng trưởng của ngành bất động sản có nguy cơ bị đe dọa, chính quyền Tập Cận Bình lại đưa ra các giải pháp giúp giữ vững chiều hướng đi lên.

Đến giữa 2020, giữa lúc ngành bất động sản gặp rắc rối, chính quyền Trung Quốc tranh thủ cơ hội tìm cách kiểm soát, để có thể đẩy đầu tư sang các ngành quan trọng khác như công nghệ cao.

Tuy nhiều chuyên gia hoan nghênh nỗ lực “làm xẹp bong bóng bất động sản”, nhưng không ít ý kiến lo ngại các biện pháp chính sách quá mạo hiểm, tạo ra nhiều nguy cơ tài chính và kinh tế.

Diễn biến sau đó là ngành bất động sản Trung Quốc chững lại và nhiều công ty sụp đổ. Hậu quả là hoạt động trong xây dựng chậm lại, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bởi các chủ căn hộ phẫn nộ vì tiền thì đã trả nhưng nhà vẫn chưa xây xong. Doanh số bất động sản mới tuột dốc.

Một giải pháp hợp lý cho tình hình này sẽ là tương tự như chiến thuật của Thủ tướng Chu Dung Cơ thực hiện cho ngành ngân hàng vào những năm 1990. Khi đó, chính quyền Trung Quốc đã dịch chuyển các khoản vay nợ xấu đến các công ty quản lý tài sản và tái cơ cấu vốn của các ngân hàng trung ương thông qua trái phiếu chính phủ.

Những người biểu tình tại tổng hành dinh của Evergrande, Bắc Kinh. Ảnh: WSJ

Những người biểu tình tại tổng hành dinh của Evergrande, Bắc Kinh. Ảnh: WSJ

Thế nhưng lần này, chính quyền Trung Quốc chỉ sử dụng các biện pháp đối phó tình hình mang tính phản ứng tạm. Thay vì tập trung vào tái cơ cấu diện rộng, họ đã tìm cách hỗ trợ các hãng phát triển bất động sản hoàn tất dự án xây dựng, trấn an dư luận.

Vì sự phản ứng nhất thời, nhiều chính sách mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn như việc  Evergrande đã không thể tái cơ cấu nợ nần vì họ không thể tìm đến các giải pháp tài chính khác trong khi chi nhánh chính đang bị điều tra.

Một số thành phố đã từng giới hạn “cắt giảm giá nguy hiểm” của các hãng bất động sản vốn đang tìm cách bán tháo để trả nợ. Chính sách này giúp kiểm soát giá bất động sản, nhưng lại cản trở nhu cầu mua nhà ở.

Trong các tháng vừa qua, chính quyền Bắc Kinh lại phải đưa ra các biện pháp phản ứng để khuyến khích nhu cầu bất động sản, bao gồm giảm thiểu các điều luật, cắt giảm thế chấp và giảm mức đặt cọc.

“Những động thái đó chỉ là các giải pháp cứu chữa tìm cách làm ổn định thị trường, chứ không thể sửa chữa được điều gì” - George Magnus nhận xét.

Tin khác

Bất động sản
Trận động đất tại Myanmar và dư chấn tới Hà Nội, TP HCM đã dấy lên lo lắng về sự an toàn của người dân sống tại các chung cư cao tầng. Điều này tác động đến thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà chung cư. Tại Hà Nội, giá chung cư có giảm sau cơn "địa chấn" này hay không?
6 ngày
Bất động sản
Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
1 tuần
Bất động sản
Ngày 26/3, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
1 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tuần
Bất động sản
Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu... là những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
2 tuần
Bất động sản
Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào TP Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp theo của thành phố mới này.
3 tuần
Bất động sản
Việc tăng trưởng giá bất động sản của khu Đông Tp.HCM là hoàn toàn khả thi trong tương lai, khi ngay đầu năm 2025 khu vực này liên tục đón loạt “tin vui” về hạ tầng, quy hoạch.
1 tháng
Bất động sản
Sự kiện ra mắt tòa Sea, tòa tháp thứ hai thuộc Grand Marina, Saigon – Khu căn hộ hàng hiệu Marriott & JW Marriott đẳng cấp thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc dòng căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị của JW Marriott lần đầu tiên ra mắt tại Châu Á - Thái Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.
1 tháng
Bất động sản
"Đến năm 2025, hơn 10.000 căn dự kiến sẽ mở bán, trong đó căn hộ hạng B chiếm 54% tổng số căn. Đến năm 2027, nguồn cung tương lai đạt khoảng 46.000 căn đến từ 69 dự án. Thành phố Thủ Đức dự kiến chiếm 52%, quận Bình Tân chiếm 11% và quận 7 chiếm 10%", chuyên gia Savills thông tin.
1 tháng
Bất động sản
Dòng tiền của doanh nghiệp địa ốc sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng đòn bẩy cao và thanh khoản yếu vẫn là những thách thức trong khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua phát hành sẽ là một trong những điểm nhấn đối với các doanh nghiệp bất động sản dân cư vào năm 2025.
1 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản được dự báo vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, trong đó vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến định giá đất, bởi thực tế khâu này chưa có quy định cụ thể. Việc "may đo" phương pháp định giá đất phù hợp với từng địa phương chính là gốc rễ để giải bài toán khó này.
1 tháng
Bất động sản
Theo chuyên gia, trong 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3-7% mỗi năm ở phía Nam. "Đầu tàu" ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
1 tháng
Bất động sản
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cảnh báo người dân đang “ôm” chung cư rất rủi ro và cảnh báo các chủ đầu tư không đẩy giá tạo mặt bằng giá cao, kỳ vọng vào giá ảo, bởi đến một lúc nào đó, ngân hàng cũng sẽ không đủ lực để cho vay và doanh nghiệp cũng không thể thanh khoản được dự án.
1 tháng
Bất động sản
Sáng 16/2, CTCP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc) - Chủ đầu tư và CTCP Xây dựng Coteccons đã tổ chức lễ khởi công xây dựng khu phức hợp Selavia - Giai đoạn 2 tại Vịnh Đầm, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
1 tháng
Bất động sản
Theo chuyên gia Savills Việt Nam, trong năm 2024, tổng nguồn cung căn hộ chung cư mới đạt 24.996 căn, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.
1 tháng
Xem thêm