Thứ ba, 01/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam – Nhật Bản cùng phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong

Thạch Hương
- 14:42, 15/03/2021

(DNTO) - Dự báo năng lượng tại Việt Nam sẽ tăng 8%/năm trong gia đoạn 2021-2030. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng một cách bền vững, Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay nguồn lợi thủy điện.

Dự báo năng lượng tại Việt Nam sẽ tăng 8%/năm trong gia đoạn 2021-2030. Ảnh: T.L

Dự báo năng lượng tại Việt Nam sẽ tăng 8%/năm trong gia đoạn 2021-2030. Ảnh: T.L

Sáng 15/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường chính sách công, Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề: "Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, nhằm phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng giai đoạn hậu Covid-19".

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết, các quốc gia tham gia vào cơ chế hợp tác tiểu vùng (ngoại trừ những đối tác chính bên ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản và Hòa Kỳ), đều có năng lực kinh tế khiêm tốn và phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ từ bên ngoài.

Cùng với đó, hiệu quả thực thi của một số cơ chế hoặc sáng kiến còn thấp; quá nhiều cơ chế hợp tác chồng chéo và trùng lắp các lĩnh vực, nội dung ưu tiên. Một số cơ chế sử dụng dự án của đối tác khác, dẫn đến những con số ảo và không phản ánh chính xác thực tế hợp tác trong khu vực.

Tại diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, cho biết kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Đảng và Chính phủ cũng đặt những mục tiêu quan trọng, trong đó có tăng trưởng kinh tế trong thập niên tới. Nhu cầu sử dụng năng lượng là rất lớn và có xu hướng liên tục tăng nhanh.

Để đáp ứng nhu cầu này một cách bền vững, Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay nguồn lợi thủy điện.

"Việt Nam cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng một cách bền vững ở khu vực tiểu vùng sông Mekong (GMS) và đã thường xuyên, chủ động trao đổi với các quốc gia thành viên. Trong quá trình đó, chúng tôi đánh giá cao sự tham gia hỗ trợ tích cực của các đối tác ở cả trong và ngoài khu vực GMS," bà Minh nhấn mạnh.

Trong những năm gần đây, hợp tác của các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia , Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể. Khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn trong Asean.

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của ASEAN và ASEAN+, các nước ở khu vực GMS cũng đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại-đầu tư cho đến phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và môi trường..., trong đó năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, gắn kết mật thiết với quá trình hợp tác và phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Các vấn đề về phát triển bền vững khác như quản lý nguồn nước và môi trường nói chung đang trở thành những vấn đề cấp bách trong tiểu vùng. Ảnh: T.L

Các vấn đề về phát triển bền vững khác như quản lý nguồn nước và môi trường nói chung đang trở thành những vấn đề cấp bách trong tiểu vùng. Ảnh: T.L

Dù đều được dự báo sẽ cần thêm năng lượng trong thập niên tới, các nước ở khu vực GMS sẽ khó có thể phát triển bền vững và hiệu quả nếu chỉ xây dựng chính sách năng lượng một cách độc lập, không hài hòa với nhau. Chính ở đây, khu vực GMS vẫn cần gia tăng hợp tác nhằm hướng tới một chính sách năng lượng bền vững và hài hòa ở cấp vùng.

Cũng theo bà Minh, trong lĩnh vực năng lượng, Nhật Bản có nhiều dư địa để gia tăng hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mekong. Bên cạnh việc tham gia các dự án năng lượng phù hợp, Nhật Bản còn có nhiều kinh nghiệm trong việc theo dõi đánh giá tác động cũng như việc xây dựng các kế hoạch, biện pháp xử lý các rủi ro liên quan đến các dự án này.

“Với việc doanh nghiệp Nhật Bản đang hiện diện nhiều hơn các nước tiểu vùng sông Mekong, một chính sách năng lượng bền vững của khu vực này cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho Nhật Bản”, bà Minh nhấn mạnh.

Ông Fukunari Kimuara, Khoa Kinh tế, Đại học Keio cho rằng tiểu vùng sông Mekong được đánh giá là tiểu vùng thành công nhất với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo nhanh trong 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, khoảng cách phát triển trong khu vực vẫn còn rộng.

“Tính bền vững tại tiểu vùng sông Mekong chưa được lưu tâm đúng mức. Các vấn đề về phát triển bền vững khác như quản lý nguồn nước và môi trường nói chung đang trở thành những vấn đề cấp bách trong tiểu vùng. Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, không nhất thiết phải là sự đánh đổi”, ông Fukunari nói.

Các vấn đề về phát triển bền vững khác như quản lý nguồn nước và môi trường nói chung đang trở thành những vấn đề cấp bách trong tiểu vùng...

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp CIEM đề xuất, Việt Nam cần đảm bảo cơ cấu năng lượng cân bằng hơn nữa; tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu năng lượng ở mức độ hợp lý; đồng thời thúc đẩy thảo luận thực chất hơn về năng lượng và phát triển bền vững với các nước GMS...

Diễn đàn là cơ hội để cùng nhau nhìn lại bối cảnh tác động tới hợp tác phát triển năng lượng tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS); nhìn nhận lại một số vấn đề gây ảnh hưởng tới việc xây dựng chính sách năng lượng bền vững trong tiểu vùng, từ đó, khuyến nghị một số chính sách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản và gia tăng đóng góp vào phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 giờ
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Xem thêm