Chủ nhật, 04/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam nằm trong số 1,2 nghìn tỷ đô la thâm hụt thương mại của Mỹ

Xuân Hạo
- 16:23, 03/03/2025

(DNTO) - Mục đích của các đợt thuế quan từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là để thu hẹp mức thâm hụt thương mại khổng lồ giữa quốc gia này và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

Một trong các mục tiêu của chính quyền Mỹ là thu hẹp khoảng cách khổng lồ giữa nhập khẩu và xuất khẩu vào nước này. Ảnh: Fox News

Một trong các mục tiêu của chính quyền Mỹ là thu hẹp khoảng cách khổng lồ giữa nhập khẩu và xuất khẩu vào nước này. Ảnh: Fox News

Mỹ đã nhập khẩu 1,2 nghìn tỷ đô la, cao hơn mức nhập khẩu, chỉ trong 2024 - một con số kỷ lục và là “cái gai” trong con mắt Tổng thống Donald Trump.

Vào ngày 13/02, vị Tổng thống mới đương nhiệm công bố chính quyền của ông sẽ xem xét các mức thuế quan, hàng rào thương mại đặt lên hàng hoá của Mỹ ở các quốc gia khác và đưa ra các mức thuế “trả đũa” của riêng họ. Một mức thuế cao đến 25% sẽ được Mỹ đưa vào sử dụng cho hàng hoá đến từ Canada và Mexico vào thứ Ba tuần này, 4/3.

Một trong các mục tiêu của chính quyền Mỹ là thu hẹp khoảng cách khổng lồ giữa nhập khẩu và xuất khẩu, bắt các quốc gia bạn hàng của họ mua thêm hàng hoá Mỹ, đồng thời hồi phục sản xuất trong nước.

Các đối tác giao thương lớn nhất của Mỹ là Mexico, Canada và Trung Quốc, nhưng năm ngoái, thông số của Cục Điều tra Mỹ cho thấy con số thâm hụt thương mại đến từ Việt Nam và Ấn Độ đang gia tăng đáng kể.

Nhìn chung mức thâm hụt thương mại tại Mỹ đã có xu hướng tăng dữ dội. Các con số sơ khởi được tung ra vào hồi tháng 1 cho thâm hụt thương mại tại Mỹ đã đạt 123 tỷ đô la vào hồi tháng 12/2024, và nhảy vọt lên 153 tỷ đô la trong tháng sau đó, chuẩn bị đón đầu mức thuế quan sắp được tung ra. Mỹ vẫn giữ một mức thặng dư ổn định trong ngành dịch vụ, nhưng cộng lại thì họ vẫn ở mức âm 918 tỷ đô la.

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Trong 2024, riêng tại khu vực Đông Á, Mỹ ghi nhận một mức thâm hụt thương mại 620 tỷ đô la với 5 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Cách biệt 295 tỷ đô la trong xuất/ nhập khẩu với Trung Quốc đến Mỹ đã giảm xuống từ con số kỷ lục 418 tỷ đô la vào hồi 2018, nhưng Trung Quốc vẫn đứng đầu bảng xếp hạng. Việt Nam giữ vị trí thứ hai trong các quốc gia Đông Á, với mức chênh lệch 123.5 tỷ đô la - Một con số đã trương phình nhanh chóng sau thời dịch Covid-19 và đợt thuế quan đầu tiên đánh vào Trung Quốc vào các năm 2018-2019.

Các mức thâm hụt lớn này chỉ được giảm phần nào nhờ con số thặng dư mà Mỹ hưởng thụ với Hồng Kông, Úc và Singapore.

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã tăng 10% thuế cho hàng hoá Trung Quốc, chồng lên mức 10% đã được công bố vào tháng 2 và các khoản thuế quan được đặt ra vào nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Sau công bố này, Trung Quốc ngay lập tức đánh trả với thuế quan của phía họ, đánh lên than và chất đốt khí lỏng của Mỹ. 

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia châu Mỹ. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia châu Mỹ. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Mexico, cũng như Việt Nam, là một nước từng hưởng lợi trong chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump. Quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Mỹ trong 2023, với một con số thâm hụt thương mại kỷ lục 172 tỷ đô la. Hàng hoá xuất khẩu từ Canada đến Mỹ cao hơn nhập khẩu đến 63 tỷ đô la. 

Giao thương giữa Mỹ, Canada và Mexico đều miễn thuế, nhờ vào thỏa thuận thương mại USMCA (U.S.-Mexico-Canada Agreement). Thế nhưng chính quyền Trump vẫn công bố mức thuế 25% lên cả hai quốc gia láng giềng, để gây áp lực khiến họ tăng cường an ninh biên giới, kiểm soát nhập cư và ngăn chặn buôn lậu chất gây nghiện. Động thái này đã gây căng thẳng với hai quốc gia được xem là bạn hàng gần gũi nhất của Mỹ, với Mexico và Canada đều chuẩn bị nhiều biện pháp trả đũa.

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu và Trung Á. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu và Trung Á. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Mỹ cũng có mức thâm hụt thương mại với các quốc gia châu Âu, nhưng với ngoại lệ. Xuất khẩu dầu và khí đốt đã giúp Mỹ đạt mức thặng dư 56 tỷ đô la với Hà Lan trong 2024, vì quốc gia này là một trung tâm phân phối lớn trong khu vực. Nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ với Ireland, Đức và các quốc gia châu Âu khác đã đẩy tỷ lệ đi xuống.

Peter Navarro, cố vấn thương mại của Tổng thống Trump, gần đây nhấn mạnh các mức thuế mà các thành viên Liên minh Châu Âu áp đặt vào hàng nhập khẩu ô tô Hoa Kỳ như một ví dụ về các rào cản thương mại không đồng đều mà chính quyền Trump tìm cách sửa chữa thông qua thuế quan “trả đũa”.

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Giá trị xuất/nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Thâm hụt (Đỏ) & Thặng dư (Xám). Ảnh: WSJ

Các nước Trung Đông, Nam Á và châu Phi chiếm một phần nhỏ hơn trong hoạt động thương mại của Hoa Kỳ, mặc dù thâm hụt với Ấn Độ đã tăng gấp đôi kể từ năm đầu tiên của nhiệm kỳ đầu tiên của Trump.

Vào năm 2024, Hoa Kỳ đã nhập khoảng 21 tỷ đô la máy móc và điện tử từ nước này, phản ánh xu hướng các doanh nghiệp đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Apple là đáng chú ý nhất, với các đầu tư mạnh tay vào dây chuyền sản xuất iPhone tại Ấn Độ.

Rất có khả năng chính quyền Trump sẽ xem xét thuế nhập khẩu của Ấn Độ, hiện trung bình đạt mức 14,3% vào năm 2022, theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tạp chí Doanh Nhân Trẻ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Vừa qua, các nghệ sĩ Quốc Thuận, ca sĩ Lâm Vũ và thành viên Chương trình Nhịp thời gian đã tiếp nối hành trình trao yêu thương khi đến xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trao chiếc cầu thứ 3 do nhóm cùng các mạnh thường quân chung tay đóng góp.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc công bố chính sách này được mong đợi diễn ra vào khoảng thứ Ba, ngày 29/4, giờ Mỹ, ngay trước chuyến đi của Tổng thống tới Michigan – trung tâm của ngành công nghiệp ô tô Mỹ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
  Tại miền Nam trước năm 1975, hầu hết các tờ nhật báo đều tập trung tại Sài Gòn với khoảng 50 tờ. Dù báo chí Sài Gòn thời điểm đó rất đa dạng, thậm chí phức tạp, nhưng nhìn chung, dòng thông tin chủ lưu vẫn là tình cảm dân tộc, mong muốn hòa bình, thống nhất đất nước.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc đối đầu địa kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang định hình lại thị trường các khoáng sản chiến lược, đặc biệt là đất hiếm.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Các khối diễu binh, diễu hành tiến qua lễ đài chính trên đường Lê Duẩn, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và đông đảo người dân.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều ngân hàng đều đặt kỳ vọng tăng trưởng hai con số và nếu đặt được sẽ là mức lợi nhuận lịch sử trong quá trình hoạt động, nợ xấu được kiểm soát, kế hoạch tăng vốn điều lệ và lạc quan trước nhiều thách thức hiện tại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường vàng thế giới vừa trải qua những phiên giao dịch đầy biến động với đà sụt giảm mạnh, đỉnh điểm là cú trượt giá sâu trong khoảng thời gian từ đêm 25/4 đến sáng 26/4 (giờ Việt Nam).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Miễn, giảm tiền thuê đất nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đảng, Nhà nước đang tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nhằm giải phóng sức sản xuất, tạo động lực, nguồn lực phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tuy nhiên, đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch ra sức chống phá, nhất là trên không gian mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng 2 sản phẩm ăn ngon BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2 do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi khởi động hành trình chinh phục vương miện Miss World lần thứ 72 bằng sự kiện send-off diễn ra tại TP.HCM. Sự kiện là dịp để cô chia sẻ những thành quả sau quá trình chuẩn bị tâm huyết, chỉn chu trước khi đến Telangana, Ấn Độ dự thi.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường chứng khoán khởi sắc sau khi Trump bác bỏ việc muốn sa thải Chủ tịch Fed và báo hiệu một thoả thuận thuế quan nhẹ hơn với Trung Quốc đang tiến triển.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
1 tuần
Xem thêm