Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam cần làm gì để 'tháo mác' thao túng tiền tệ?

Hương Giang
- 15:59, 24/12/2020

(DNTO) - Tại “Diễn đàn an ninh tài chính tiền tệ” diễn ra hôm nay 24/12, các chuyên gia tài chính cho rằng, để “tháo mác” thao túng tiền tệ, Việt Nam cần phối hợp tốt với các cơ quan Mỹ để giải trình, trao đổi thêm để chúng ta không bị kết luận là quốc gia thao túng tiền tệ một cách thiếu khách quan.

Diễn đàn an ninh tài chính tiền tệ diễn ra hôm nay 24/12. Ảnh: PV

Diễn đàn an ninh tài chính tiền tệ diễn ra hôm nay 24/12. Ảnh: PV

Ngày 16/12 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ ban hành báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”. Theo báo cáo này, Việt Nam cùng với Thụy Sĩ bị Bộ Tài chính Mỹ xác định là "thao túng tiền tệ" theo đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, chính sách tiền tệ trong năm 2020 của Việt Nam vẫn luôn xác định mục tiêu chủ động, linh hoạt.

“Chúng ta đã duy trì chính sách tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Không có sự nới lỏng tiền tệ tạo ra di họa trong năm tới. Tôi cho rằng đây là chính sách cẩn trọng”, TS. Vũ Đình Ánh nhận định.

Cũng theo TS. Ánh, lãi suất trong năm 2020 giữ được đảm bảo giảm theo đà giảm của lạm phát, giảm với cân đối huy động và cho vay. Đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo hoạt động của ngân hàng và hỗ trợ cho đối tượng vay.

“Tỷ giá hối đoái trong năm 2020 luôn giữ ổn định làm hàng đầu. Do đó, đây sẽ là bằng chứng để chúng ta tranh luận và biện hộ cho việc Việt Nam có đáng để thao túng tiền tệ hay không?”, TS. Ánh bày tỏ.

Nhận định về chính sách tiền tệ trong năm 2021, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 3, theo đó tín dụng sẽ tiếp tục tăng ít nhất khoảng hơn 2 lần so với 2020.

Nêu quan điểm của mình về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và khẳng định, Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, sắp tới ông Trump sẽ hết nhiệm kỳ, theo đó để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần làm việc với tổng thống đắc cử Joe Biden.

“Nếu chúng ta trao đổi thành công, sau 1 tháng sẽ không bị nâng thuế. Nếu không thành công, việc nâng thuế sẽ diễn ra, điều này sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Tôi tin rằng, cơ quan Bộ Ngoại giao và Ngân hàng nhà nước sẽ trao đổi để làm rõ vấn đề này”, TS. Lê Đăng Doanh nói.

TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, việc gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ là một việc làm mang tính chủ quan, đơn phương từ phía Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Việc này chưa nhìn nhận đa chiều và chưa xét đến đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam.

"Việc điều hành tỷ giá những năm qua của Ngân hàng Nhà nước trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng", ông Lực nói.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: T.L

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: T.L

Trong 3 năm (2017-2019), giá trị thực của đồng Việt Nam theo tính toán của nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV tăng khoảng 2,6%. Theo đó, cán cân thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ có thể bị tác động tiêu cực do đồng Việt Nam tăng giá so với đô la Mỹ trong 3 năm 2017-2019, chứ không hẳn là tạo lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam.

"Việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ khẳng định đồng Việt Nam bị định giá thấp có tạo ra lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam cần phải được xem xét kỹ lưỡng và chính xác hơn. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của rất nhiều yếu tố liên quan tới đặc thù của nền kinh tế Việt Nam", ông Lực nói.

Đồng Việt Nam giảm giá không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu do đặc thù cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Đó là xuất khẩu nhiều thì cũng đồng nghĩa với nhập khẩu nhiều. Điều này là do hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam do khối doanh nghiệp nước ngoài (FDI) chi phối. Khối này chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu, 59% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 (theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam).

Theo đó, để sản xuất hàng xuất khẩu, do công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu, nên khối doanh nghiệp FDI vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào cho dù tỷ giá đồng Việt Nam được điều chỉnh tăng hay giảm.

TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối (vốn ở mức thấp) so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, không phải là tạo lợi thế thương mại.

Tin nên đọc

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối năm 2019 chỉ ở mức tương đương 3,5 tháng nhập khẩu (cao hơn một chút so với mức khuyến nghị tối thiểu 3 tháng nhập khẩu của IMF), thấp hơn nhiều so với mức 5 tháng nhập khẩu của Singapore, 8 tháng của Philippines, Hàn Quốc hay 9 tháng của Thái Lan và 14 tháng của Trung Quốc.

“Chưa bao giờ Việt Nam có chủ trương phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, mà việc xuất siêu sang Hoa Kỳ bản chất do cơ cấu thương mại”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
5 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
1 tuần
Xem thêm