Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam - nền kinh tế 1.000 tỷ USD: Những kỳ vọng và thách thức

An Linh
- 14:32, 03/01/2021

(DNTO) - Quy mô GDP tính theo sức mua tương đương của Việt Nam đạt 1,05 nghìn tỷ USD là điều đáng mừng song với một nền kinh tế phụ thuộc FDI, trọng lao động giá rẻ thì phía trước còn nhiều thách thức.

Tại sự kiện kỷ niệm 75 ngành truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.

Việt Nam là 1 trong 4 nền kinh tế lớn nhất ASEAN

Dẫn báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) về kinh tế Việt Nam, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Quy mô GDP Việt Nam nếu tính theo sức mua tương đương có thể đạt 1,05 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10.000 USD.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết GDP tính theo sức mua tương đương của Việt Nam hiện lên đến 1.000 tỷ USD

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết GDP tính theo sức mua tương đương của Việt Nam hiện lên đến 1.000 tỷ USD

Tạp chí Economist nhận định, Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Ngân hàng Thế giới đánh giá với mức tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam ở mức 6,8%/năm trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Trong tháng 10/2020, IMF cũng dự báo quy mô GDP năm 2020 của Việt Nam có thể đạt trên 340 tỷ USD.

GDP của Việt Nam được cho là chính thức vượt qua Singapore, trở thành 1 trong 4 nước có quy mô GDP cao nhất ASEAN, chỉ sau Philippines (hơn 367 tỷ USD), Thái Lan (hơn 509 tỷ USD) và Indonesia (hơn 1.000 tỷ USD).

Trong bản cập nhật mới của Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020, IMF ghi nhận Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng dương năm 2020, ở mức 1,6% và đến năm 2021 là 6,7%.

Xét dưới khía cạnh kinh tế học, quy mô GDP tính theo sức mua tương đương là khái niệm cho thấy số tài sản tạo dựng trên một lãnh thổ có thể được đo đếm bằng sức mua của đồng tiền nội tệ của quốc gia ấy và không có ý nghĩa nếu đem so sánh với sức mua của một loại đồng tiền ở quốc gia khác.

Ví dụ 100 triệu đồng GDP tính theo sức mua tương đương tại Việt Nam đồng là con số khá lớn, song tính theo sức mua tương đương của đồng Yên tại Nhật Bản, đồng Euro của EU hay đồng USD của Mỹ lại rất nhỏ.

Hơn nữa, quy mô GDP bao gồm cả phần giá trị đóng góp của doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam, chính vì vậy chưa phản ánh đầy đủ, chính xác những thành tích và giá trị gia tăng do người Việt, doanh nghiệp Việt tạo ra.

Chuyên gia kinh tế nói gì về con số GDP hơn 1.000 tỷ USD?

Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia Phạm Chi Lan bình luận, quy mô nền kinh tế Việt Nam gia tăng nhanh trong thời gian qua không thể phủ nhận, song việc chất lượng tăng trưởng hay phần giá trị gia tăng đó bao nhiêu % thuộc về người Việt Nam lại là câu chuyện đáng quan tâm hơn.

Sự phát triển của Việt Nam gần đây, sự nở rộ xuất khẩu hàng hóa như da giày, điện tử... đem lại cho nhiều thặng dư thương mại, nhưng nếu chỉ nhìn vào đó để tự hào thì cẩn trọng. Chính những thế mạnh về xuất khẩu, FDI, về mở cửa, giá rẻ... sẽ là điểm yếu của Việt Nam trong nay mai.

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết chính những sức mạnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam như FDI, mở cửa và giá rẻ lại là điểm yếu thời gian sắp tới

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết chính những sức mạnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam như FDI, mở cửa và giá rẻ lại là điểm yếu thời gian sắp tới

"Cơ cấu xuất khẩu có 70% giá trị đóng góp của FDI, đa số đều là hàng gia công, lắp ráp đem lại. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam có xu hướng mở cửa, hướng ra xuất khẩu, chính vì vậy xu hướng tận dụng Việt Nam là địa điểm sản xuất, gia công xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới là cơ sở để quy mô GDP tăng cao", chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết.

Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế, chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố GDP, GNP, GNI và cả các yếu tố tổng hợp như năng suất lao động, chuyển đổi công nghệ...

Nền kinh tế Việt Nam vẫn được coi là nền kinh tế hướng ra xuất khẩu. Trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp, xu hướng thắt chặt thương mại đang diễn ra ở nhiều nơi, nền kinh tế có thể chịu tổn thương bất cứ lúc nào nếu chiến tranh thương mại xảy ra.

"Với quy mô dân số 100 triệu người, thu nhập đang tăng dần, doanh nghiệp Việt cần quan tâm và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa. Bên cạnh đó, quá trình đổi mới công nghệ cần được nhận thức và hành động nhanh chóng để thoát khỏi bẫy lao động giá rẻ, thu nhập trung bình để tận dụng thời cơ của công nghệ, khoa học mới, gia tăng lợi thế phát triển cho quốc gia", ông Hiếu nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
3 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm