Thứ tư, 15/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vượt thách thức chưa có tiền lệ, nền kinh tế đạt nhiều thành tựu ấn tượng

Hà Nguyễn
- 08:15, 03/01/2021

(DNTO) - Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn đạt được những kết quả, thành tựu ấn tượng trong năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Năm 2020 quả thực là một năm có nhiều khó khăn, thách thức lớn, thậm chí là những thách thức chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, rất bất ngờ và khó lường. Đầu tiên là đại dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm, sau đó, lan rộng ra khắp thế giới, với diễn biến rất nhanh, phức tạp và hiện giờ vẫn tiếp tục lây lan ở nhiều nước, chưa rõ điểm dừng.

Đại dịch này đã khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sau đó là dịch tả lợn châu Phi, rồi thiên tai, hạn hán, bão lũ, sạt lở đất… liên tiếp xảy ra, đặc biệt ở khu vực miền Trung. Khó chồng khó nên nhiều lúc tưởng chừng, nền kinh tế sẽ rơi vào suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng, chúng ta vẫn đạt được những thành tựu quan trọng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Vượt qua thách thức, nền kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 2,91%. Tất nhiên, con số này còn thấp và cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng 6,8% mà Quốc hội đã quyết nghị, nhưng trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái, đây vẫn là con số đáng tự hào. Việt Nam là nước có mức tăng trưởng dương duy nhất trong khu vực Đông Nam Á và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng ấn tượng. Chẳng hạn, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%; xuất nhập khẩu đạt kim ngạch gần 544 tỷ USD, xuất siêu trên 19 tỷ USD trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng; thu hút đầu tư nước ngoài tốt; giải ngân vốn đầu tư công đạt kỷ lục trong những năm gần đây; các ngành, lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều đang phục hồi và ngày càng phát triển… Đặc biệt, thu ngân sách đã tăng cao hơn gần 150.000 tỷ đồng so với thời điểm đánh giá để báo cáo Quốc hội cách đây ít tháng.

Như vậy có nghĩa, chúng ta đã đạt được mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, vừa phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, vừa duy trì được tăng trưởng kinh tế. Ngoài câu chuyện phát triển kinh tế, thì Việt Nam cũng nổi lên là một trong số ít quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt và đã có cách làm đúng, kịp thời, hiệu quả, chi phí thấp. Đây là điều rất đáng tự hào.

Thành tựu trong phòng chống dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát và đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế.

Ông vừa nhắc đến việc giải ngân vốn đầu tư công đã đạt kỷ lục trong những năm gần đây. Đó có phải là động lực chính để nền kinh tế Việt Nam có được tốc độ tăng trưởng dương trong năm nay?

Đúng là năm nay, chúng ta đã đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất trong cả giai đoạn 2016-2020, với mức 82,8%. Giải ngân vốn đầu tư công tích cực đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì mức tăng trưởng dương của Việt Nam trong năm 2020.

Có được kết quả đó, bên cạnh sự tiện lợi, thông thoáng và linh hoạt trong việc triển khai các quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019, còn phải nhắc đến sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Việc này thực tế đã luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt trong nhiều năm qua, nhưng năm 2020 thì sự quyết liệt, mạnh mẽ còn lớn hơn nữa. Đó là vì sau khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, Chính phủ đã sớm xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một trong những “cỗ xe tam mã” nhằm kích thích sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2020.

Hơn thế nữa, thúc đẩy đầu tư công cũng đồng thời góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ các hoạt động sản xuất - kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội khác, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển của đất nước giai đoạn sau.

Năm 2020, đáng mừng là chúng ta đã khởi công được một số dự án hạ tầng quan trọng, mà nhiều năm qua chưa thể làm được. Nếu không có sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có lẽ sẽ không thể đạt được kết quả như trên…

Phải nói rằng, năm 2020, dấu ấn điều hành của Chính phủ in đậm nét ở mọi mặt của hoạt động kinh tế - xã hội và trong đó không thể không nhắc đến vai trò tham mưu chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều này liệu có khiến ông nhớ tới năm 2017, năm cũng ghi dấu ấn đậm nét trong điều hành?

Năm 2017 là năm thứ hai của nhiệm kỳ 2016-2020. Thời điểm đó, nền kinh tế cũng đang ở giai đoạn rất khó khăn. Năm 2016, nền kinh tế chỉ tăng trưởng 6,21%, nhưng chúng ta lại đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2017 lên tới 6,7%. Lúc ấy, sau quý I, quý II tăng trưởng thấp (5,15% và 6,28%), nhiều người lo ngại khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm. Cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa trên phân tích và dự báo tình hình, đã tham mưu Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng, kiên quyết không hạ mục tiêu, mà xây dựng các kịch bản tăng trưởng cho từng ngành, lĩnh vực, đồng thời kiến nghị các giải pháp tổng thể để thực hiện bằng được kịch bản tăng trưởng đó. Kết quả, bằng bản lĩnh và sự kiên định, năm đó, tăng trưởng GDP vượt mọi dự báo (đạt 6,81%).

Từ đà tăng trưởng của năm 2017, hai năm 2018-2019, cũng nhờ sự quyết liệt trong điều hành, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Và năm nay, dấu ấn điều hành càng rõ nét hơn nữa.

Năm nay có khác hơn là tình hình rất phức tạp, do diễn biến của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu biến đổi rất nhanh chóng, khó lường, các kịch bản tăng trưởng liên tục thay đổi. Thậm chí, vào nửa cuối năm, tình hình còn rất khó dự báo. Cũng có ý kiến đề xuất, Chính phủ nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nhưng Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu đó, dù gần như dự báo chắc chắn rằng, không thể có tăng trưởng 6,8% trong năm nay. Giữ nguyên mục tiêu để nỗ lực phấn đấu, làm sao đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể.

Để duy trì tăng trưởng, các giải pháp tổng thể và quyết liệt đã được thực hiện, từ các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công… Quyết liệt từ Chính phủ xuống tới các bộ, ngành, rồi từng doanh nghiệp, từng người dân. Năm qua, ngoài sự quyết liệt trong điều hành của Chính phủ, chúng ta còn phải ghi nhận sự chung tay góp sức, sự đồng thuận và đồng hành của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, không chỉ trong phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, mà còn trong duy trì, phát triển kinh tế. Không có sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn của mỗi người dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta không thể đạt kết quả tích cực trong năm 2020.

Vậy còn năm 2021, chúng ta có thể đặt kỳ vọng gì vào nền kinh tế, thưa Thứ trưởng?

Tôi đã nhiều lần nói rằng, chưa bao giờ dự báo kinh tế khó khăn như bây giờ. Năm 2020 đã như thế, năm 2021 cũng như vậy. Ngoài chuyện đại dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường, thì các vấn đề như căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thiên tai, hạn hán, bão lũ… cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Chưa kể, còn những yếu kém nội tại của nền kinh tế.

Tất nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi, như tình hình chính trị - xã hội ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc và niềm tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao... Nhưng khó khăn phía trước vẫn còn rất lớn, nhất là khi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 được đặt ra cao hơn năm 2020. Trong đó, tăng trưởng kinh tế Quốc hội quyết nghị là 6%, nhưng Chính phủ quyết tâm đạt mức cao hơn, khoảng 6,5%.

Chúng ta có nhiều cơ sở để tin tưởng vào việc thực hiện được mục tiêu đó. Tuy nhiên, để đạt được, cần có sự nỗ lực rất lớn. Năm 2021 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025, do vậy việc đạt được kế hoạch đề ra vô cùng quan trọng.

Năm 2021, Chính phủ vẫn xác định thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, củng cố nền tảng vĩ mô, nâng cao năng lực ứng phó với những biến động bất thường của nền kinh tế, tận dụng tốt thời cơ, đưa nền kinh tế từng bước hồi phục, tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn từ năm 2022.

Ngay sau Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gấp rút hoàn thiện 2 dự thảo nghị quyết số 01 và 02 để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, làm kim chỉ nam cho mọi chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong năm tới. Nếu các biện pháp đề ra được thực hiện quyết liệt và hiệu quả ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, tôi tin là, chúng ta sẽ có một năm 2021 thành công hơn năm 2020.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao, như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo...
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu còn bất cập khiến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ trên thị trường luôn trong tình trạng “nằm trên giường bệnh”, thậm chí “nín thở” mỗi lần điều chỉnh xăng dầu.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện gửi các bộ, ngành, địa phương yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chi phí đầu tư một suất điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng nhưng không phải lúc nào điện sản xuất ra cũng tiêu thụ hết. Chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán điện cho đối tác để thu hồi vốn và khuyến khích thị trường này phát triển.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ban lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai đã đồng hành chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai 2024", ủng hộ và trao tặng 20 suất quà (200.000 đồng/suất) và 10 suất quà trị giá 200.000đồng/suất, cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
2 tuần
Xem thêm