Thứ năm, 27/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

VESS: Ở kịch bản cao, GDP năm 2021 có thể tăng trưởng 1,8%

Sông Hương
- 12:20, 18/10/2021

(DNTO) - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) vừa đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 với mức tăng GDP có thể đạt 1,8% (kịch bản cao) hoặc 0,2% (kịch bản thấp).

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19 lần thứ 4. Ảnh: T.L.

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19 lần thứ 4. Ảnh: T.L.

Dự báo về các kịch bản tăng trưởng năm 2021, TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho biết, tốc độ tiêm chủng chậm khiến Việt Nam bị lỡ nhịp hồi phục trong năm 2021, có thể dẫn tới mất lợi thế tương đối.

Kinh tế Việt Nam năm 2021 đã đối diện với sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, khiến nền kinh tế bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, xáo trộn thị trường lao động và doanh nghiệp bị tổn thương nặng nề. Kết quả tăng trưởng của 9 tháng đầu năm chưa phản ánh hết những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt đối với khu vực phi chính thức.

Trước tình hình đó, VESS đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam tương ứng với 2 kịch bản:

Kịch bản cao: Dự báo tăng trưởng GDP ở mức 1,8%. Trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng trưởng ở mức 2,5%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 4,0%; ngành dịch vụ tăng trưởng 0%.

Mức tăng GDP này sẽ đạt được nếu cả nước thống nhất các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và vẫn đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy từ quý 4/2021; Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được phục hồi một cách chậm chạp nhưng tích cực; Các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu quý 4 và mở rộng ra các tỉnh trong những tháng cuối năm; Tình trạng phong tỏa, cát cứ như quý 3 không lặp lại.

Kịch bản thấp: Dự báo tăng trưởng GDP ở mức 0,2%. Trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng trưởng ở mức 1,4%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 1,0 %; ngành dịch vụ sẽ tăng trưởng âm 0,7%.

Kịch bản này xảy ra nếu chính sách thiếu đồng bộ, dịch bệnh có khả năng tái phát ở một số địa phương, dẫn tới việc phải thực hiện hạn chế đi lại, tình hình chư cải thiện đáng kể trong năm 2021. Tình trạng “đóng – mở” lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm tăng tính bất định cho sản xuất. Các đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động diễn ra đến hết quý 1/2022. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, các chính sách trong thời gian tới phải có yếu tố phòng ngừa trước các tình huống cực đoan. Ảnh: T.L.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, các chính sách trong thời gian tới phải có yếu tố phòng ngừa trước các tình huống cực đoan. Ảnh: T.L.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, để đạt được mức tăng trưởng ở kịch bản cao, trong thời gian tới, các chính sách chiến lược cần tiếp tục tập trung vào việc ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ, quy mô tiêm chủng vaccine về các địa phương, đảm bảo lưu thông hàng hóa.

Ngoài ra, cần thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế, lực lượng y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc (đặc biệt trong khu vực phi chính thức) và yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động trở lại địa phương.

Ông Thành cũng không quên nhấn mạnh rằng, việc thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng là rất quan trọng. Cụ thể, các chính sách tiền tệ thời gian tới cần đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%, đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải, không quá chặt chẽ nhưng không được chủ quan, bởi nếu mức cung tiền tăng mạnh trong khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế không cao, có thể gây ra lạm phát.

Bình luận về việc đề xuất ý tưởng huy động USD (hoặc vàng) trong dân, ông Thành cho rằng, việc huy động nguồn lực trong dân dưới bất kỳ hình thức nào ở thời điểm khó khăn như hiện nay là chính sách thiếu khôn ngoan bởi có thể làm tăng bất ổn vĩ mô.

“Việc huy động nguồn lực trong xã hội cần thống nhất thực hiện thông qua công cụ lãi suất và các cơ chế đã có trên thị trường tài chính, mà đối tượng điều hành duy nhất là VND”, ông Thành nhấn mạnh.

Dù lạm phát chưa trở thành mối đe dọa vĩ mô nhưng theo ông Thành, khi kết hợp với những rủi ro lạm phát bùng lên như giá nguyên liệu tăng, cùng với sức khỏe doanh nghiệp bị sụt giảm sẽ khiến nợ xấu tiếp tục tích lũy và có thể tăng mạnh, đây là nguyên nhân tiềm tàng gây rủi ro cho hệ thống tài chính trong thời gian sau dịch.

“Trong các chính sách hiện nay vẫn phải có những trường hợp cực đoan, rủi ro đặc biệt để có sự chủ động hơn”, ông Thành khuyến nghị.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm