Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2021 rất khó để đạt mức 3,5-4%

Huyền Trang
- 11:15, 01/10/2021

(DNTO) - Việc GDP quý III/2021 tăng trưởng âm 6,17%, trong khi chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2021, theo chuyên gia, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt mức 2,1%

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV/2021 và cả năm phụ thuộc rất lớn và lộ trình mở cửa kinh tế từ tháng 10 này. Ảnh: T.L.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV/2021 và cả năm phụ thuộc rất lớn và lộ trình mở cửa kinh tế từ tháng 10 này. Ảnh: T.L.

Mở cửa từ đầu tháng 10, tăng trưởng GDP 2021 có thể đạt 2,1%

Chia sẻ trong hội thảo Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022, sáng 1/10, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, dẫn số liệu từ Tổng Cục thống kê cho biết, 94% doanh nghiệp trên cả nước đang gặp khó khăn trong dịch bệnh, 98% doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam thiệt hại nặng nề, phần lớn doanh nghiệp nói rằng không thể trụ thêm 3-6 tháng mới nếu tình hình không được cải thiện.

Trong quý 3, số lao động làm việc trong nền kinh tế giảm 2,4 triệu người so với quý trước, đằng sau 2,4 triệu người thất nghiệp là sinh kế của hàng triệu gia đình, rung lên hồi chuông báo động cho an sinh của xã hội.

Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý từ năm 2000 đến nay, GDP giảm sâu kỷ lục, âm 6,17% trong quý 3/2021.

Theo ông Lộc, rất khó để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3,5-4% như dự báo của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Chính phủ, nhưng vẫn có khả năng tăng trưởng dương vào Quý 4 và trong năm 2022, đà tăng trưởng sẽ hồi phục trở lại.

Hiện hàng loạt các tổ chức đa phương và ngân hàng quốc tế đều đã và đang hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 (ADB hạ dự báo chỉ còn 3,8%, ICAEW dự báo 5,4%; Standard Chartered dự báo 4,7%).

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Trường Đại học Fulbright Việt Nam, các mức dự báo trên vẫn là khá lạc quan. Để có tăng trưởng trong năm 2021, cần phục hồi trong quý 4, trong đó phải mở cửa kinh tế từ đầu tháng 10 và sự mở cửa phải bền vững, tức không thể quay lại giãn cách theo diện rộng như thời gian qua.

Cụ thể, theo kịch bản của Fulbright, nếu Việt Nam bắt đầu mở cửa từ đầu tháng 10 năm nay, đến giữa tháng 10, doanh nghiệp có thể quay trở lại sản xuất, tăng trưởng quý IV có thể đạt 3,5% và cả năm 2021 có thể đạt 2,1%.

Tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể đạt 7,5% với động lực tiêu dùng cuối cùng và đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, với lộ trình 70% dân số tiêm đủ 2 mũi vaccine đến thời điểm Tết Nguyên đán 2022 để có thể mở cửa sau Tết.

“Nếu không thể mở cửa từ đầu tháng 10 thì tăng trưởng 2,1% cũng rất khó để đạt được. Hoặc nếu mở rồi lại đóng thì không những không có phục hồi kinh tế mà còn dẫn đến đổ vỡ kinh tế trong năm 2022”, ông Thành nói.

Tăng trưởng kinh tế thời gian tới cần những động lực gì?

Phục hồi sản xuất cho các doanh nghiệp cũng là giải pháp để phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ảnh: T.L.

Phục hồi sản xuất cho các doanh nghiệp cũng là giải pháp để phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ảnh: T.L.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thành, các gói hỗ trợ hiện có triển khai cũng đã quá muộn để có tác dụng trong năm 2021. Kinh tế quý 4 phục hồi chỉ còn nhờ vào lộ trình mở cửa từng bước: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động; kiểm soát dịch và quản lý rủi ro bằng cách tuân thủ và giám sát thay vì yêu cầu doanh nghiệp phải xin cấp phép; thông thoáng hoạt động vận tải, logistics; khởi động lại các dự án đầu tư công…

Sự phục hồi trong năm 2022 vẫn cần sự hỗ trợ song hành từ hai chính sách là tiền tệ và tài khóa, không thể ngưng hỗ trợ ở bất kì phía chính sách nào, để đảm bảo cân bằng. Trong đó, chính sách tiền tệ tiếp tục ở trạng thái hỗ trợ kinh tế, đảm bảo thanh khoản dồi dào. Chính sách tài khóa cần kích cầu tăng trưởng, cần chấp nhận mức bội chi ngân sách cao bằng trái phiếu Chính phủ.

Đặc biệt cần một chương trình đầu tư công trung hạn (2022-2025) để phát triển hệ thống cao tốc, cơ sở hạ tầng cảng, sân bay, cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long, cơ sở hạ tầng đô thị (Hà Nội, TP.HCM), năng lượng…

Còn theo ông Vũ Tiến Lộc, hiện bức tranh phát triển kinh tế Việt Nam với thế giới đang ngược chiều. Dự kiến năm 2021, nền kinh tế thế giới sẽ tăng khoảng 5,6%. Đây là mức phục hồi lớn nhất trong vòng 80 năm qua và xu hướng này đang tiếp tục được giữ vững.

Hiện các nền kinh tế lớn, cũng là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đang trong quá trình khôi phục kinh tế, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam cũng đang mở cửa lại kinh tế và tham gia quá trình tái cấu trúc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp trong tiến trình nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cũng theo vị chủ tịch VIAC, 3 tháng cuối năm 2021 là thời gian vàng để lấy lại mức tăng trưởng kinh tế nhưng cũng là thách thức lớn với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy mở cửa là việc cấp bách và cần thiết phải khẩn trương ban hành “Cẩm nang sống chung với Covid- 19” và kịch bản của Trung ương để tái khởi động nền kinh tế, trong đó xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch bệnh và có hướng dẫn chi tiết cho địa phương, doanh nghiệp, người dân; đặc biệt các quy định phải được thống nhất từ trung ương xuống tận địa bàn phường, xã.

“Mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị kịch bản để sống chung và phục hồi nền kinh tế gắn với điều kiện của từng địa phương, doanh nghiệp và đề nghị Trung ương ủng hộ các địa phương xây dựng kịch bản mở cửa trong điều kiện mới bởi không ai hiểu tình hình địa phương bằng chính những người sống tại đây”, ông Lộc kiến nghị.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
5 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Xem thêm