Chủ nhật, 29/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

IMF: Tăng mức cảnh báo lạm phát, kêu gọi các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng phản ứng nhanh

Thảo Ly
- 09:30, 14/10/2021

(DNTO) - Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và những lo ngại về sức khỏe toàn cầu khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ thấp mức tăng trưởng năm 2021 của nền kinh tế thế giới, cảnh báo lạm phát tăng và giá cả sẽ leo thang.

Mối đe dọa quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu: Đứt gãy chuỗi cung ứng và biến thể Delta

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được IMF công bố ngày 12/10, các nhà kinh tế đã dẫn chứng sự lây lan của biến thể Covid-19 Delta để kết luận rằng chính sách ưu tiên hàng đầu hiện nay là số người dân được tiêm chủng đủ ở mỗi quốc gia, nhằm ngăn chặn các biến thể nguy hiểm của virus. Đồng thời nhấn mạnh việc các nền kinh tế lớn phải cam kết cung cấp vaccine, hỗ trợ tài chính cho nỗ lực tiêm chủng toàn cầu trước khi các biến thể mới đánh bại khả năng phục hồi vốn đang rất mong manh.

IMF dự báo lạm phát giá tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển sẽ đạt 2,8% vào năm 2021 và 2,3% vào năm 2022. Ảnh: JUSTIN SULLIVAN (GETTY IMAGE)

IMF dự báo lạm phát giá tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển sẽ đạt 2,8% vào năm 2021 và 2,3% vào năm 2022. Ảnh: JUSTIN SULLIVAN (GETTY IMAGE)

Khi tăng dự báo lạm phát, tổ chức đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách hãy sẵn sàng hành động nhanh chóng nếu sự phục hồi diễn ra nhanh hơn dự kiến hoặc rủi ro lạm phát tăng cao. Giá cả hàng hóa từ thực phẩm, thuốc men đến xe cộ đã tăng trên toàn thế giới, đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau khi đại dịch Covid-19 “quét sạch” các doanh nghiệp cũng như công ăn việc làm.

IMF đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 từ 6% xuống 5,9% trong báo cáo tháng 7, kết quả của việc giảm dự báo cho các nền kinh tế phát triển giảm 5,2% từ 5,6%. Việc cắt giảm chủ yếu phản ánh vấn đề của chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã gây ra sự chênh lệch giữa cung và cầu.

Đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, tình hình đã được cải thiện. Tăng trưởng ở các nền kinh tế này ở mức 6,4% cho năm 2021, tăng so với mức ước tính 6,3% vào tháng 7. Mức tăng phản ánh hoạt động mạnh mẽ hơn của một số quốc gia xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng.

Trong số các nền kinh tế hàng đầu, tỷ lệ tăng trưởng của Hoa Kỳ đã giảm 0,1% xuống 6% trong năm nay, trong khi dự báo cho Trung Quốc cũng giảm 0,1% xuống 8%. Một số nền kinh tế lớn khác cũng bị giảm triển vọng, bao gồm Đức, nền kinh tế hiện được dự báo sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay, giảm 0,5% so với dự báo hồi tháng 7. Triển vọng của Nhật Bản đã bị hạ 0,4% xuống 2,4%.

IMF giữ quan điểm rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ ổn định ở mức 4,9% và lạm phát sẽ quay trở lại mức trước đại dịch vào giữa năm 2022, cảnh báo tác động tiêu cực của lạm phát có thể gia tăng, nếu sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Điều này có thể dẫn đến việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn, kìm hãm đà phục hồi.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế IMF cảnh báo, một số yếu tố có thể khiến áp lực lạm phát kéo dài, bao gồm việc giá bất động sản và giá thuê nhà tăng do tình trạng thiếu hụt nhà ở. Giá nhập khẩu thực phẩm và dầu cao hơn cũng sẽ khiến giá tiêu dùng tăng cao ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Sự gián đoạn nguồn cung kéo dài cũng có thể thúc đẩy các doanh nghiệp tăng giá, kéo theo nhu cầu tăng lương của người lao động.

Các nhà kinh tế IMF viết: “Nếu các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà đầu tư bắt đầu cho rằng áp lực giá cả từ nhu cầu bị dồn nén… vẫn tiếp tục, thì dự đoán lạm phát trung hạn sẽ có nguy cơ tăng lên, khiến giá cả tăng leo thang, không có dấu hiệu của sự thay đổi".

Hơn 95% dân số ở các quốc gia nghèo nhất chưa được tiêm vaccine Covid-19

IMF cho biết sự thiếu hụt nguồn cung do tắc nghẽn hậu cần, kết hợp với nhu cầu hàng hóa lớn của người tiêu dùng, đã khiến giá hàng tiêu dùng ở Mỹ, Đức và nhiều quốc gia khác tăng lên nhanh chóng.

Giá lương thực tăng cao đã đè nặng lên các hộ gia đình từ những quốc gia nghèo hơn. Theo IMF, chỉ số giá thực phẩm và đồ uống đã tăng 11,1% từ tháng 2 đến tháng 8, với giá thịt và cà phê lần lượt tăng 30% và 29%.

IMF kỳ vọng lạm phát giá tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển sẽ đạt 2,8% vào năm 2021 và 2,3% vào năm 2022, tăng lần lượt từ 2,4% và 2,1% trong báo cáo tháng 7. Áp lực lạm phát thậm chí còn rõ rệt hơn ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, với giá tiêu dùng tăng 5,5% trong năm nay và 4,9% trong năm tới.

Bà Gita Gopinath - cố vấn kinh tế IMF và Giám đốc Nghiên cứu cho biết: IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 5,9%, giảm so với mức 6% dự kiến vào tháng 7/2021. Theo NYT

Bà Gita Gopinath - cố vấn kinh tế IMF và Giám đốc Nghiên cứu cho biết: IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 5,9%, giảm so với mức 6% dự kiến vào tháng 7/2021. Theo NYT

IMF gồm 190 quốc gia thành viên, với sứ mệnh đảm bảo sự ổn định tài chính quốc tế và hợp tác tiền tệ. Tổ chức này cũng đóng vai trò người cho vay cuối cùng đối với các quốc gia gặp khó khăn về tài chính.

Gita Gopinath - cố vấn kinh tế IMF và Giám đốc Nghiên cứu - viết trong báo cáo: “Mặc dù chính sách tiền tệ nhìn chung có thể thấy rõ sự gia tăng lạm phát nhất thời, nhưng các ngân hàng trung ương nên chuẩn bị hành động nhanh chóng nếu rủi ro của kỳ vọng lạm phát gia tăng trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn phục hồi khó lường này”.

Trong khi đó, những quốc gia nghèo nhất thế giới đã bị bỏ lại phía sau khi việc tiếp cận với vaccine để mở cửa nền kinh tế của họ trở nên khó khăn. Hơn 95% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp vẫn chưa được tiêm chủng, trái ngược với tỷ lệ tiêm chủng gần 60% ở các nước giàu.

IMF thúc giục các nền kinh tế lớn thanh khoản và xóa nợ cho các quốc gia nghèo hơn với nguồn lực chính sách hạn chế. Bà Gopinath nói: “Sự khác biệt nguy hiểm về triển vọng kinh tế giữa các quốc gia vẫn là một mối lo ngại lớn”. Sự bất ổn ở các nước giàu đã bắt đầu đè nặng lên dự báo toàn cầu trong những tháng gần đây của IMF. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng tồi tệ vì biến thể Delta đã khiến triển vọng của các nước đang phát triển trở nên u ám, trong khi tình trạng thiếu hụt đè nặng lên tiêu dùng và sản xuất ở các nền kinh tế phát triển.

Bà Gopinath cho biết thêm: “Đại dịch bùng phát tại các mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu đã dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung lâu hơn dự kiến, làm gia tăng lạm phát ở nhiều quốc gia. “Nhìn chung, rủi ro đối với triển vọng kinh tế đã tăng lên và việc đánh đổi chính sách ngày càng trở nên phức tạp hơn”.

Tổ chức đã cảnh báo rằng sự chênh lệch trong phân phối vaccine đã tạo ra sự phục hồi theo hai hướng, trong đó các quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc tiếp cận và vận chuyển vaccine có nguy cơ kéo dài cuộc khủng hoảng y tế và tình trạng kinh tế bất ổn.

Đầu năm nay, IMF đã phê duyệt khoản dự trữ tiền tệ khẩn cấp trị giá 650 tỷ đô la để phân phối cho các quốc gia trên thế giới. Bà Gopinath kêu gọi các quốc gia giàu có hãy đảm bảo rằng những quỹ này được sử dụng để mang lại lợi ích cho các quốc gia nghèo đang gặp nhiều khó khăn nhất khi Covid-19 bùng phát. Bà cũng thúc giục các nhà sản xuất vaccine hãy hỗ trợ mở rộng việc sản xuất vaccine ở các nước đang phát triển.

“Rõ ràng, sự phát triển gần đây đã cho thấy tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền và đại dịch sẽ không kết thúc ở bất cứ đâu cho đến khi nó kết thúc ở khắp mọi nơi”, bà Gopinath nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm