Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vấn đề xóa đói giảm nghèo

GS.TS Vũ Văn Hiền - Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hội Doanh nhân trẻ VN
- 18:00, 09/07/2021

(DNTO) - Thế giới đã bước sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI với nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui và sự bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, cả hạnh phúc và lo toan.

Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở khắp các châu lục thì những nguy cơ về thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu, về thiên tai, dịch họa vẫn cứ liên tiếp xuất hiện. Nhưng còn một nỗi lo toàn cầu, nỗi đau nhân loại cần kể đến là sự đói nghèo trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn, là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người.

Điều đáng sợ nhất là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trước sau cũng sẽ được khắc phục, thì nghèo đói luôn là hậu họa của những tai ương đó và còn tồn tại dai dẳng, nên xóa đói giảm nghèo là vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp, lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chữa chạy.

Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một sự phi lý lớn. Trong khi thế giới đã có những bước tiến khổng lồ về tiến bộ của sức sản xuất xã hội, của những thành tựu tuyệt vời cho cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, của cải vật chất xã hội tăng lên đáng kể kéo theo sự giàu có vượt bậc của tầng lớp giàu có, thì thảm cảnh đeo bám mãi trong thế giới đương đại vẫn là sự đói nghèo khốn khó.

Hàng tỷ người, thực tế là một phần ba dân số thế giới đang trong cảnh đói khát khốn cùng. Thiệt thòi nhất là trẻ em. Hàng ngày trên thế giới có tới 40 triệu trẻ em không có cơm ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc dựa vào lao động tàn phá cơ thể, kể cả bằng nghề móc túi, trộm cắp, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em đang làm trong những ngành độc hại, khoảng 120 triệu trẻ em tuổi từ 6-11 không được cắp sách đến trường.

Hiện nay trên thế giới có tới 40 triệu trẻ em không có cơm ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư, khoảng 120 triệu trẻ em tuổi từ 6-11 không được cắp sách đến trường. Ảnh: TL.

Hiện nay trên thế giới có tới 40 triệu trẻ em không có cơm ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư, khoảng 120 triệu trẻ em tuổi từ 6-11 không được cắp sách đến trường. Ảnh: TL.

Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều các tổ chức của Liên hợp quốc và của cộng đồng xã hội thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên khắp mọi nơi. Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu đô la giúp những người hoạn nạn ở các nước kém phát triển. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc ai cũng quan tâm nhưng các nước đói vẫn hoàn đói, sự giúp đỡ đó chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để.

Việt Nam coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để giải quyết vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một trong những nhiệm vụ cần kíp nhất và trọng tâm nhất mà Chính phủ đề ra là chống giặc đói. Vấn đề đảm bảo công bằng xã hội có liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng.

Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng bởi quan hệ giai cấp và bản chất chế độ xã hội khác nhau. Hiện tượng bị tha hóa và tự tha hóa con người dưới chế độ mà mục tiêu duy nhất và cuối cùng là lợi nhuận, là tiền bạc sẽ làm phân hóa xã hội, đẩy nhiều người đến khốn khó. Khoảng cách chênh lệch mức sống giữa sự xa xỉ với sự bần hàn ngày càng rộng hơn. Thái độ “sống chết mặc bay” vẫn phổ biến trong hành vi cư xử hiện nay của những kẻ say lợi nhuận.

Trong Cương lĩnh và các đường lối của Đảng cũng như trong các chính sách của Nhà nước, Việt Nam luôn xác định mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải là một bước cải thiện đời sống của toàn dân và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển.

Chúng ta coi việc xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội chỉ có hiệu quả khi gắn liền với sự phát triển sản xuất, xây dựng xã hội hài hòa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nên văn hóa tiền tiến và củng cố truyền thống “thương người như thể thương thân” thuộc bản sắc cao quý của con người Việt Nam.

Đảng ta khẳng định: Phải khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt quan tâm đến các vùng khó khăn hơn, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một trong 6 nhiệm vụ đầu tiên của Chính phủ mới là “diệt giặc đói.” Từ đó đến nay, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước. Ảnh: TL.

Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một trong 6 nhiệm vụ đầu tiên của Chính phủ mới là “diệt giặc đói.” Từ đó đến nay, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước. Ảnh: TL.

Thực hiện chủ trương trên, Đảng tập trung chỉ đạo cùng với sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật. Chúng ta đã thực hiện tốt việc xóa đói trên phạm vi cả nước, không còn vùng nào đói, nhà nào bị đói, công tác giảm nghèo đưa tới hàng chục hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn thoát khỏi tình trạng khó khăn. Khi kết quả giảm nghèo đã giảm nhanh, chúng ta đẩy tới việc giảm nghèo bền vững.

Nếu năm 1993 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2020 chỉ còn 2,75%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Kết quả tuyệt vời như vậy có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển hài hòa, bền vững của đất nước, thể hiện một cách sống động tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
9 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm