Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vấn đề sở hữu trí tuệ

GS.TS Vũ Văn Hiền - Chủ tịch HĐ cố vấn Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
- 06:00, 17/03/2021

(DNTO) - Chúng ta cần coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tương thích với các quy định chung của quốc tế.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đất nước, nhân tố đặc biệt quan trọng là sở hữu trí tuệ. Sự phát triển thần kỳ của sức sản xuất xã hội luôn được chắp cánh bởi các sản phẩm trí tuệ. Việc phát minh ra điện đã thắp sáng cho cả loài người từ mấy trăm năm qua. Từ chế tạo ra các loại động cơ đốt trong đến những động cơ hiện đại đã đưa tới những đỉnh cao về chinh phục vũ trụ hoặc vượt các đại dương.

Chỉ với việc tìm ra chất kháng sinh đã cứu hàng tỷ người thoát khỏi biết bao bệnh tật. Vậy nên, càng ngày người ta càng thấy rõ, tài sản trí tuệ là loại tài sản quý giá nhất bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị thông minh… là những vấn đề nóng hổi mà nhân loại đang đặc biệt quan tâm đều có cốt vật chất và nguồn lực cốt lõi là sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu những sản phẩm trí tuệ có tính sáng tạo, được pháp luật bảo đảm và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ như các phát minh sáng chế, thiết kế, nhãn hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và các quyền có liên quan.

Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu những sản phẩm trí tuệ có tính sáng tạo, được pháp luật bảo đảm và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu.

Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu những sản phẩm trí tuệ có tính sáng tạo, được pháp luật bảo đảm và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu.

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 1871. Thành công lớn nhất của kinh tế Hoa Kỳ xưa nay chính là không quá chú trọng vào các ngành sản xuất (chỉ chiếm 15% GDP) mà đặt trọng tâm vào kinh tế dịch vụ và kinh tế tri thức, trong đó coi khoa học công nghệ, phát minh sáng chế là khâu then chốt tạo nên sức mạnh bền vững và phát triển sáng tạo của nền kinh tế này.

Chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, là một thế mạnh của Hoa Kỳ. Công cụ chính của Chính phủ liên bang dùng để thúc đẩy chuyển giao công nghệ là cấp thẩm quyền sở hữu trí tuệ cho những đối tượng thực hiện nghiên cứu và phát triển do Liên bang tài trợ với nguồn kinh phí dồi dào (các trường đại học, doanh nghiệp tư nhân, các nhà nghiên cứu và các chương trình dự án khác). Các nước phát triển, đặc biệt là các nước G7, các nền kinh tế mới nổi đều có hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chặt chẽ về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ.

Càng ngày việc nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ càng sâu sắc và xác đáng. Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng tạo, đổi mới khoa học và công nghệ, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp hữu hiệu để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiến bộ, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng và giá trị cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và con người.

Sở hữu trí tuệ khuyến khích các hoạt động đầu tư, chuyển giao và khai thác công nghệ. Các nhà đầu tư luôn bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với nơi nhận đầu tư thông qua việc đăng ký các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và đòi hỏi mọi công nghệ và thiết bị máy móc tiên tiến của họ không bị sao chép, làm giả, làm nhái.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, sở hữu tài sản trí tuệ càng trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng cho các cá nhân, tổ chức, các tập đoàn kinh tế cũng như mỗi quốc gia. Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vừa là yêu cầu, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi nhằm giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch thương mại về tài sản trí tuệ, đồng thời tạo nguồn thu cho Nhà nước thông qua việc cung cấp các hiệp định bảo hộ. Đó cũng là cách thức để các nước đang phát triển tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập hiệu quả.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới quan trọng đòi hỏi chúng ta phải chuẩn hóa và thực hiện các cam kết trong hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới quan trọng đòi hỏi chúng ta phải chuẩn hóa và thực hiện các cam kết trong hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới quan trọng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… đòi hỏi chúng ta phải chuẩn hóa và thực hiện các cam kết trong hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Để phối hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ, quy định tương đối đầy đủ và toàn diện về quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các chế định liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc thực thi các quyền đó. Hệ thống văn bản pháp luật và các chính sách điều hành của Nhà nước đã phát huy vai trò tích cực trong việc khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của cả doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Đó là hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ còn phức tạp, nhiều quy định chưa thật cụ thể rõ ràng; các sản phẩm sở hữu trí tuệ chưa được khai thác hiệu quả; các chế tài xử phạt hành chính về sở hữu trí tuệ chưa đủ mạnh, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa được khắc phục hiệu quả, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội.

Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tương thích với các quy định chung của quốc tế; chú trọng phát triển hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến sở hữu trí tuệ; nâng cao nhận thức của xã hội về quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật, chính sách về sở hữu trí tuệ; thiết lập các cơ quan chuyên trách có đầy đủ quyền hạn và năng lực thực thi để bảo đảm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
9 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm