Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sự phát triển của công nghệ sẽ cải thiện việc làm của người lao động trong tương lai

Thạch Hương
- 20:00, 15/03/2021

(DNTO) - Qua khảo sát trên 1.000 người Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng trong nền kinh tế số trước những thay đổi nhanh chóng về công việc dưới tác động của đại dịch Covid-19, có tới 83% người Việt cho rằng công nghệ sẽ thay đổi công việc trong 3-5 năm tới.

Kết quả khảo sát do PwC thực hiện. Ảnh: PwC

Kết quả khảo sát do PwC thực hiện. Ảnh: PwC

Khảo sát được thực hiện bởi Công ty kiểm toán PwC. Các kết quả chính từ báo cáo nhấn mạnh những thay đổi về việc làm đang cận kề, và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, 83% người Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng công việc của họ sẽ thay đổi trong vòng 3-5 năm tới, và tỷ lệ này cao hơn, ở mức 90% người được hỏi khi xét về trung hạn (6-10 năm).

Nhận thức về thay đổi mà công nghệ mang lại cũng song hành với sự lạc quan, khi 90% người được hỏi tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc làm của họ trong tương lai. Chỉ số này cao hơn so với tỷ lệ 60% ghi nhận được ở cấp độ toàn cầu trong một khảo sát tương tự về “Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực” toàn cầu do PwC thực hiện năm 2019.

Ông Grant Dennis, Chủ tịch PwC Việt Nam nhận xét: “Các kết quả khảo sát phản ánh sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của công nghệ ở nơi làm việc đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, và sẽ kéo theo nhịp độ thay đổi tương ứng trong tương lai. Điều quan trọng là cần ưu tiên tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp thích ứng trong môi trường công nghệ mới, cũng như trao quyền để họ có thể đạt được kết quả tối ưu”.

Tuy nhiên, tác động đáng kể của công nghệ đối với việc làm đi kèm với những lo ngại về nguy cơ thay thế lao động. Báo cáo ghi nhận rằng, 45% người Việt Nam tham gia khảo sát bày tỏ lo ngại về vấn đề đảm bảo việc làm do tự động hóa. Điều này không đáng ngạc nhiên khi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang trở thành giải pháp ngày một quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Đây cũng là những bước tiến đang định hình tương lai, khi các kỹ năng số được dự đoán sẽ nằm trong số 10 năng lực hàng đầu trong vòng 5 năm tới, theo một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 10/2020.

Sự phát triển của công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc làm của người lao động trong tương lai. Ảnh: T.L

Sự phát triển của công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc làm của người lao động trong tương lai. Ảnh: T.L

Nhận định về vấn đề này, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám Đốc PwC Việt Nam cho biết: “Khi các doanh nghiệp muốn đẩy nhanh phát triển công nghệ, cần lưu ý ở từng giai đoạn, yếu tố con người đều đóng vai trò quan trọng. Việc ưu tiên nâng cấp hay đầu tư vào công nghệ có thể diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên sẽ cần những nỗ lực dài hạn, liên tục để trang bị và trau dồi cho nhân viên những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Những nỗ lực này sẽ không chỉ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, mà còn là nội lực mạnh mẽ cho tăng trưởng doanh nghiệp khi kỷ nguyên số đang mang đến nhiều thay đổi”.

Tạo điều kiện phát triển lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai

Nhu cầu học hỏi và tiếp thu các kỹ năng mới được hưởng ứng bởi đa số người tham gia khảo sát. Kết quả từ báo cáo cho thấy, có tới 93% đã và đang học các kỹ năng mới để hiểu rõ hơn hoặc sử dụng công nghệ tốt hơn. Các kỹ năng liên quan tới kỹ thuật số được chú trọng, với 43% người tham gia khảo sát chia sẻ nguyện vọng trở nên thành thạo hơn trong việc học và tiếp thu các công nghệ mới, và 34% muốn phát triển kỹ năng chuyên sâu hơn với một công nghệ cụ thể.

Ở các mức độ khác nhau, 88% người tham gia khảo sát cho biết họ được trao cơ hội để nâng cao kỹ năng số tại nơi làm việc. Đây là một con số đáng khích lệ, cho thấy nỗ lực từ phía doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực của nhân viên. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự mất cân bằng cung cầu kỹ năng (skill mismatch) và khoảng cách cơ hội đang ngày một gia tăng khi nền kinh tế đang có những bước chuyển mình ngày càng mạnh mẽ theo xu hướng số hóa, tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Theo kết quả cuộc Khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu năm 2021 của PwC, 79% các CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết, và ở toàn cầu là 72%.

Tin nên đọc

Liên quan tới vấn đề này, tuy 55% người được hỏi nhận thấy việc nâng cao kỹ năng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, chúng tôi tin rằng các giải pháp cần được phát triển và triển khai một cách tổng thể. Chính phủ, các nhà giáo dục cũng như các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với các chương trình bao trùm về nâng cao kỹ năng.

“Covid-19 đã làm gia tăng sự chênh lệch giữa nguồn nhân lực có các kỹ năng cần thiết và những công việc, ngành nghề thiếu nhân lực. Việc nâng cao kỹ năng hay đào tạo lại nguồn nhân lực là nhu cầu ngày một quan trọng để họ có thể tham gia vào nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục và chính phủ cần hợp tác để nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng những nhu cầu về nhân lực trong tương lai và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội bền vững và bao trùm cho Việt Nam”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân nhận định.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm