Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vẫn còn tư duy cũ, áp đặt biện pháp quản lý khắt khe cho doanh nghiệp

Hương Giang
- 13:14, 12/01/2021

(DNTO) - Trong năm 2020, một số văn bản đã được soạn thảo/ban hành vẫn còn thấp thoáng tư duy cũ, áp đặt các biện pháp quản lý khắt khe quá mức cần thiết; chưa tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp dân doanh hoạt động hay thủ tục hành chính còn chưa minh bạch.

Hội thảo công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020. Ảnh: PV

Hội thảo công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020. Ảnh: PV

Nhiều điểm sáng trong dòng chảy pháp luật 2020

Tại Hội thảo công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh: Trong năm 2020, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giảm so với trung bình các năm trước đó. Điều này thể hiện chất lượng của hệ thống thể chế, hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng nâng cao.

Trong dòng chảy pháp luật năm qua, dấu ấn đáng chú ý là vào tháng 2/2020, Chính phủ đã thành lập tổ công tác rà xét các chồng chéo các quy phạm pháp luật trong môi trường đầu tư. Việc này triển khai rất tích cực trong 11 nhóm công tác.

Tháng 5/2020, Chính phủ ra Nghị quyết 68, tiếp tục cắt giảm 20% quy định liên quan đến kinh doanh, trong đó cso cắt giảm chi phí tuân thủ đối với người dân và doanh nghiệp, là cú hích thúc đẩy tăng gia tốc cho môi trường kinh doanh nói chung.

Trong bức tranh dòng chảy pháp luật năm 2020, điểm lại những mảng sáng, ông Lộc cho biết, trong năm qua Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư… Trong đó, VCCI đã phát hiện ra nhiều điểm nghẽn và đưa ra những kiến nghị, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho môi trường kinh doanh, được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh.

Cụ thể, Luật Đầu tư 2020 giải quyết phần lớn những mâu thuẫn chồng chéo trong trình tự thủ tục đầu tư giữa luật này và các luật chuyên ngành khác. Đây là vấn đề bức xúc do cộng đồng doanh nghiệp phản ánh trong năm 2019. Bên cạnh đó, luật này cũng đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến ưu đãi đầu tư nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật cùng quy định về vấn đề này.

Luật Đầu tư 2020 tiếp tục bãi bỏ thêm một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tuy số lượng ngành nghề được bãi bỏ chưa được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Nhưng việc rút ngắn thêm danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (từ 243 xuống còn 227) đã thể hiện được quyết tâm, nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy quyền tự do kinh doanh.

Lần đầu tiên Việt Nam ban hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đây là luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn giúp cho các nhà đầu tư tránh được rủi ro trong trường hợp thay đổi chính sách, đòng thời tăng tính hấp dẫn cho các dự án đầu tư cũng như đảm bảo cho việc thực hiện dự án thành công.

Nói về sự phản hồi của các cơ quan chính phủ đối với kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, ông Lộc bày tỏ: “Năm 2020, kiến nghị của VCCI gửi các cơ quan Chính phủ, có tới 55% kiến nghị được tiếp thu và đưa vào sửa chữa, điều chỉnh, tăng 10% so với 2019. Đây là sự tích cực trong việc lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đối với cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến mới giải đáp, không giải quyết, thường dẫn lại các văn bản quy định, thậm chí nhiều văn bản không phù hợp”, ông Lộc thẳng thắn chỉ ra.

Vẫn còn tư duy cũ trong hoạt động hoạch định chính sách

Bên cạnh những điểm sáng, điểm tích cực, theo ông Lộc bức tranh về dòng chảy pháp luật năm 2020 vẫn còn nhiều bất cập, quan ngại, xuất phát từ tư duy soạn thảo chính sách của nhà làm luật. “Vẫn thấp thoáng tư duy cũ trong hoạt động hoạch định chính sách, vẫn còn cách làm cũ trong văn bản pháp luật và khung khổ pháp lý cho nền kinh tế số”, ông Lộc nói.

Cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Về cơ bản, các văn bản pháp luật về kinh doanh được soạn thảo và/hoặc ban hành trong năm 2020 đã thể hiện được đúng về tinh thần cải cách, thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh mà Chính phủ đã đề ra và theo đuổi trong suốt thời gian qua. Nhưng điều này không có nghĩa là các chính sách hiện tại đã hoàn hảo.

Trong năm 2020, một số văn bản đã được soạn thảo/ban hành vẫn còn thấp thoáng tư duy cũ, áp đặt các biện pháp quản lý khắt khe quá mức cần thiết; chưa tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp dân doanh hoạt động hay thủ tục hành chính còn chưa minh bạch.

“Quy định can thiệp vào thị trường không hợp lý, trong một số lĩnh vực; lĩnh vực dịch vụ công trong những năm qua so với nỗ lực cải cách đơn giản hoá thủ tục hành chính trong kinh doanh triển khai còn chậm; một số lĩnh vực chủ trương mở ra, nhưng thiếu thông tư hướng dẫn nên vẫn chưa thực hiện được. Trong thời gian tới cần có chương trình hành động mạnh mẽ với việc mở cửa dịch vụ công, mạnh mẽ như chương trình cắt giảm thủ tục kinh doanh. Vì nguồn lực trong dân là vô tận, giúp nhà nước không phải tốn nhân sự trong lĩnh vực này mà tập trung vào làm thể chế”, ông Lộc nói

Ông Lộc chỉ ra, những quy định được ban hành trước đó cũng có nhiều vấn đề. Ví dụ như lĩnh vực quy định ra nhập thị trường còn nhiều phức tạp, chồng chéo về thẩm quyền trong hoạt động kinh doanh. Nhiều quy định đăng ký kinh doanh còn bất cập, mô hình kinh doanh trong dịch vụ kinh tế số chưa phù hợp, lúng túng trong biện pháp quản lý trong mô hình kinh tế mới.

“Khuôn khổ phát triển kinh tế số chưa đảm bảo tiên phong. Dù đây là lĩnh vực quan trọng nhiều tiềm năng, nhưng chính sách của Việt Nam còn chậm, thể chế pháp lý dường như còn chậm chân trong dòng chảy với tốc độ vũ bão này. Dự kiến năm 2025, lĩnh vực kinh tế số sẽ đạt 54 tỉ USD. Với kỳ vọng kinh tế số sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vượt lên với sự phát triển của internet hiện nay thì chúng ta phải có những bước chuyển, tạo môi trường pháp lý phù hợp để phát triển”, ông Lộc cho biết.

Tin nên đọc

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết, điểm nghẽn lớn nhất mà cộng đồng doanh nghiệp hiện đang gặp phải là sự chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật. Sự chồng chéo là điểm khó nhất, làm tê liệt mọi hoạt động. 

“Giải pháp là phải sửa từ cách thức cỗ máy làm luật, làm sao để dòng chảy pháp luật và dòng chảy cuộc sống phải tương thích. Không nên làm luật để quản lý, phải làm để xử lý vấn đề cuộc sống. Ách tắc ở đâu thì chúng ta xử lý ở đó. Phải đổi từ tư duy đến nhận biết vấn đề. Ngoài ra, phải tách quy trình chính sách khỏi quy trình kỹ thuật. Những người làm chính sách không phải là người chuyên môn soạn thảo văn bản. Nếu không chuyển đổi sẽ tiếp tục chồng chéo và có vấn đề”, ông Dũng nêu quan điểm.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Xem thêm