Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Việc giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả cũng cho thấy vai trò thành viên của Hội đồng tư vấn và sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam với các cơ quan Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng yêu cầu làm sao để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện các thủ tục, công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, tiết giảm chi phí, thời gian.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Gabor Fluit, Việt Nam đã được công nhận là ngôi sao đang lên trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư. Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, Việt Nam cần có bước đi táo bạo, quyết đoán hướng tới cải cách mang tính đột phá để duy trì đà tăng trưởng
Mặc dù nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách thủ tục hành chính nhưng theo kết quả thông kê, khoảng 38% doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin, trong đó phần nhiều là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp hoạt động có quy mô lớn.
Ngày 13/9, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam làm việc với Nhóm nghiên cứu của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Cuộc họp nhằm cung cấp thông tin cho Hội đồng trong việc xây dựng Báo cáo Đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Tôi có nhiều dịp gặp các doanh nghiệp trong và ngoài nước, họ vẫn còn kêu nhiều về thủ tục hành chính. Một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính là chống tham nhũng, tiêu cực, kể cả tham nhũng vặt".
Từ ngày mai, 18/2, công dân khi đi làm các thủ tục hành chính không cần mang giấy khai sinh, đăng ký kết hôn bản giấy, và sẽ dùng dữ liệu điện tử, có mã QR.
Rào cản về thủ tục không chỉ gây khó khăn mà còn tạo ra sự không công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách và làm méo mó môi trường kinh doanh. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng các chính sách hỗ trợ cần mạnh tay, thống nhất, tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Y tế sớm ban hành Thông tư quy định về giá dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, dễ triển khai, áp dụng...
Đây là đề xuất của ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội. Theo đó, Tổ công tác “vaccine doanh nghiệp” sẽ tìm kiếm 2 loại vaccine chính, giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19.
Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều trở ngại với doanh nghiệp như điều kiện kinh doanh chồng chéo, không cần thiết, không minh bạch hoặc can thiệp sâu vào quyền tự quyết của doanh nghiệp; cơ chế một cửa chưa thực sự hiệu quả khi doanh nghiệp vẫn phải nộp kèm bản giấy, thiếu kết nối giữa các bộ ngành…
Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào cách mạng 4.0.
Trong năm 2020, một số văn bản đã được soạn thảo/ban hành vẫn còn thấp thoáng tư duy cũ, áp đặt các biện pháp quản lý khắt khe quá mức cần thiết; chưa tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp dân doanh hoạt động hay thủ tục hành chính còn chưa minh bạch.
Tình trạng "Một cái kẹo chocolate mà 13 giấy phép", "nuôi gà còn ngắn hơn cả thời gian xin giấy phép"... đã được cắt giảm mạnh mẽ nhờ những kết quả tích cực trong cải cách TTHC, cắt giảm các quy định, điều kiện kinh doanh không cần thiết, chồng chéo trói buộc doanh nghiệp và người dân. 
Đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp thương mại cho rằng, để hút dòng vốn FDI, Việt Nam cần tạo chính sách thuận lợi hơn nữa, đẩy nhanh việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của doanh nghiệp FDI cũng như có hướng dẫn pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tại Việt Nam.