Thứ sáu, 23/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TS Trần Đình Thiên: Lúc này không tập trung cứu doanh nghiệp, nền kinh tế có nguy cơ chậm nhịp

Thạch Hương
- 09:20, 09/10/2022

(DNTO) - Theo Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, sau 2-3 năm dịch bệnh, nền kinh tế đang trong giai đoạn thiếu vốn, doanh nghiệp hiện nay rất khát vốn. Lúc này không tập trung cứu doanh nghiệp thì nền kinh tế có nguy cơ đánh mất thành quả và chậm nhịp, lỡ thời cơ.

 

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên. Ảnh: VGP

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên. Ảnh: VGP

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng lực lượng doanh nghiệp của Việt Nam chưa mạnh. Trong bối cảnh thế giới vô cùng khó khăn, nền kinh tế trong nước rất mở nên đã khó lại càng khó hơn. Ông cho rằng cần có sự thông hiểu giữa Chính phủ đối với doanh nghiệp cũng như giữa cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp đang có khả năng để xoay chuyển tình thế, cần ưu tiên tác động vào. Ông nhấn mạnh, đó là cơ hội cũng là thử thách về chính sách.

Chỉ ra những điểm nghẽn mà doanh nghiệp đang gặp phải, TS Trần Đình Thiên cho biết, điễm nghẽn thứ nhất đứt chuỗi. "Đơn hàng hiện nay có nguy cơ giảm chứ không phải tăng lên như chúng ta nghĩ, vì vậy, phải đánh giá cẩn thận. Đơn hàng là điểm sống còn đầu tiên của doanh nghiệp, làm sao để mở được cái này, hỗ trợ được cái này, đấy là việc Chính phủ phải làm, tất nhiên cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội phải nỗ lực hơn nữa", ông Thiên nói.

Điểm nghẽn thứ hai, theo vị chuyên gia, việc "bơm" vốn và giải ngân cho chương trình phục hồi kinh tế rất chậm. Như vậy, nguồn lực chúng ta kỳ vọng rất nhiều để phục hồi kinh tế, thay đổi cái diện mạo nền kinh tế sau dịch cũng chậm, và trong trường hợp đó, sự bùng nổ của thị trường vốn tư nhân là rất có ý nghĩa để giúp giải tỏa cơn khát.

Ông nhấn mạnh: "Doanh nghiệp hiện nay rất khát vốn, 3 năm vừa qua ngưng tụ nhiều chiều, chúng ta có tiếp tục bơm vốn không trong khi lạm phát cũng là nguy cơ thường trực, lãi suất thế giới cao ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái từ đó tác tác động đến xuất nhập khẩu. Nhưng lúc này không tập trung cứu doanh nghiệp thì nền kinh tế có nguy cơ đánh mất thành quả và chậm nhịp, lỡ thời cơ. Việc tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp phải tập trung hàng đầu, căn cứ vào dự án cụ thể chứ theo thủ tục hành chính chung thì rất khó. Lúc tình thế bất thường phải hành động khác thường thì mới được", TS Trần Đình Thiên nói.

Tại tọa đàm "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó", diễn ra ngày 8/10, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại (VCCI) Phạm Tấn Công cũng cho rằng, vốn là vấn đề trọng yếu đối với doanh nghiệp.

“Vốn là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã đói vốn thì họ không mong đợi một bữa ăn ngon, bữa ăn giá rẻ nữa, mà cứ có là họ ăn thôi. Nhiều khi chúng ta nói có ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhưng khi người ta đã đói rồi thì không ai không đợi được”, Chủ tịch VCCI nói.

Theo ông Công, hiện nay câu chuyện khó nhất đối với Chính phủ trong điều hành kinh tế chính là gỡ bài toán về vốn. “Chúng ta có thể thấy rằng, trong điều hành kinh tế, cũng như đối với doanh nghiệp, điều sợ nhất là những 'cú phanh gấp', tức là những chính sách không lường trước được. Chúng ta phải rất khéo léo, rất thông minh để giải bài toán này”, ông Công bình luận.

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, giai đoạn Covid-19, chúng ta đã giải tốt bài toán khó rồi nhưng tôi cho rằng sắp tới đây giải bài toán này cũng không hề đơn giản. Chính phủ sẽ có quyết sách đặc biệt, với sự lãnh đạo rất vững vàng của Thủ tướng trong thời gian qua thì chúng ta sẽ vượt qua được thách thức này.

Tại toạ đàm, đại diện cho ngân hàng tích cực tham gia nhiệm vụ tái cơ cấu, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank, chia sẻ: "Gần đây tôi cũng được tham dự một hội thảo trực tiếp của Thủ tướng với ngành ngân hàng. Tôi đồng tình và luôn luôn ủng hộ những chia sẻ và định hướng của Thủ tướng. Khi doanh nghiệp chúng ta làm ăn thuận lợi, có lợi nhuận thì sự phân phối hài hoà giữa doanh nghiệp, người lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, Nhà nước đồng hành, hỗ trợ rất cụ thể, như chúng ta thấy có những chính sách thuế, rồi hỗ trợ người lao động, và gần đây là có chính sách hỗ trợ lãi suất.

Về phía ngân hàng, các ngân hàng chứ không riêng gì chúng tôi luôn luôn xác định đồng hàng cùng khách hàng dựa trên sự khó khăn của nền kinh tế, cân đối giữa lợi nhuận, hy sinh một phần lợi nhuận, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp khó khăn do dịch.

Trong giai đoạn dịch, ngân hàng là những đơn vị đầu ngành, chúng tôi phải cơ cấu để hạn chế và xử lý nợ xấu, khi cơ cấu nợ chúng tôi phải trích lập dự phòng, có những gói lãi suất cho vay ưu đãi, đưa ra những chính sách miễn giảm phí. Chúng tôi phải đồng hành cùng doanh nghiệp theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ.

Như Sacombank, năm 2021, chúng tôi đã hy sinh gần 3.000 tỷ lợi nhuận. Chúng tôi đã chia sẻ và đồng hành từ hỗ trợ lãi suất, miễn giảm phí, miễn giảm lãi vay… và ủng hộ phòng, chống dịch. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất như: Nghị định 31, Thông tư 03; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ lãi suất, mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ mức 2%. Hiện nay cũng đã phân hạn mức đó cho các ngân hàng áp dụng và tìm ra những đối tượng khách hàng phù hợp, đưa chính sách hỗ trợ giảm lãi suất này xuống cho doanh nghiệp.

Như vậy chúng ta thấy, những định hướng xuyên suốt của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước đều được các ngân hàng ủng hộ và hưởng ứng. Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn nhận thực trạng là giữa những định hướng, quyết sách, nghị định của Nhà nước đi vào thực tế có một khoảng cách rất xa. Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ lấy gói hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ nhưng doanh nghiệp họ rất ngại tiếp cận với gói hỗ trợ lãi suất do điều kiện, thanh tra, hậu kiểm, rồi sau nhiều năm có khi lại sai phạm. Cho nên cần quan tâm, chú trọng hơn trong vấn đề giữa nghị định, chính sách và thực tế".

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành dược ngày càng phân hóa khi các doanh nghiệp lớn với sự hậu thuẫn mạnh tay từ các nhà đầu tư ngoại ngày càng chiếm ưu thế.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng gần 9 điểm trong phiên, tuy nhiên cuối phiên Vn-Index lại rơi sâu tương ứng so với số điểm phiên liền trước. Khoảng cách dao động rộng của chỉ số đang cho thấy tâm lý cẩn trọng của nhà đầu tư trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/5.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang các thị trường mới nổi giàu tiềm năng, trong đó châu Á, đặc biệt là Việt Nam, nổi lên như một điểm đến hấp dẫn. Với vị thế đầu ngành trong lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ, cùng nền tảng tài chính vững chắc, cổ phiếu MSN của Masan Group kỳ vọng lọt “tầm ngắm” của dòng vốn ngoại đang “hút ròng” hàng tỷ USD vào khu vực.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù thị trường tăng tới hơn 18 điểm, nhưng đóng góp lớn nhất lại chủ yếu thuộc cổ phiếu họ Vin với hai tên tuổi nổi bật là VIC và VHM.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
VIC của Tập đoàn Vingroup và VPL của Công ty cổ phần Vinpearl trái chiều khi một cổ phiếu tăng trần đóng góp lớn nhất trong việc giữ gìn chỉ số, cổ phiếu còn lại rơi vào điều chỉnh giảm trước áp lực chốt lời.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
VN-Index nhanh chóng lùi về sát mốc 1.300 điểm khi mất hơn 11 điểm, khối ngoại quay đầu bán ròng trên thị trường chứng khoán ngày 16/5.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
MoMo công bố lợi nhuận cả năm lần đầu tiên, một chiến thắng vừa ấn tượng vừa vô cùng cần thiết cho ngành startup tài chính Đông Nam Á.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều nhà cung cấp dù đánh giá cao Chương trình Tick xanh trách nhiệm tuy nhiên lại khá cân nhắn khi đặt bút ký cam kết tham gia, một phần có thể do nỗi lo đánh mất hoàn toàn thị trường nếu làm sai và phần khác do chế tài chưa đủ mạnh với doanh nghiệp khi hàng hóa có vấn đề, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đầu tư đêm diễn lớn, mời các tên tuổi nổi bật tham dự đang giúp nhiều doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu, qua đó thị giá cổ phiếu cũng được kích hoạt mạnh mẽ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu Trung Quốc giảm vào hôm thứ Ba, khi sự lạc quan từ thỏa thuận đình chiến thuế quan với Hoa Kỳ nhường chỗ cho lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ giảm các biện pháp kích thích kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngay ngày đầu giao dịch trên HoSE, VPL của Công ty cổ phần Vinpearl đã tăng gần hết biên độ với mức tăng 19,9% và chỉ có 4.800 cổ phiếu được khớp lệnh dù vẫn còn hàng 2 triệu đơn vị nằm ở chiều dư mua.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 21 - 23/5/2025, Triển lãm Chuỗi cung ứng lạnh & Công  nghiệp lạnh (Cold Chain & Refrigeration Exhibition) sẽ khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo, Bình Dương. Đây là sự kiện nổi bật trong năm dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chuỗi cung ứng lạnh và công nghiệp lạnh, mở ra cơ hội để kết nối, giao thương và mở rộng cơ hội hợp tác.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
1 tuần
Xem thêm