Chủ nhật, 06/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp logistics ‘đỏ mắt’ tìm nhân lực

Huyền Trang
- 13:12, 08/10/2022

(DNTO) - Để giải quyết vấn đề nan giải nhất của ngành logistics là nguồn nhân lực, nhiều trường thời gian qua nỗ lực để phát triển, cải tiến chương trình đào tạo. Tuy nhiên, yêu cầu của doanh nghiệp lại nhiều hơn thế.

Nhân lực còn thiếu và yếu kĩ năng công nghệ ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp logistics. Ảnh minh họa.

Nhân lực còn thiếu và yếu kĩ năng công nghệ ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp logistics. Ảnh minh họa.

Chấp nhận đào tạo lại nhân lực

Được xem là ngành xương sống của nền kinh tế, thế nhưng, logistics tại Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, dẫn đến chi phí logistics tại Việt Nam vẫn chiếm tới 18% GDP. Để giảm chi phí logistics xuống còn 11% GDP, ngoài việc đầu tư vào hạ tầng kĩ thuật, nâng cao dịch vụ và hiệu quả thông quan, thì việc đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng.

Thế nhưng, một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho thấy chỉ có 6,7% doanh nghiệp logistics hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên, còn tới 53,3% doanh nghiệp thiếu nhân viên có trình độ và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.

Ông Nguyễn Tuấn Nam, Giám đốc Nghiệp vụ vận hành kiêm phát triển kinh doanh Công ty Fm Logistics cho biết, hầu hết tỷ lệ khá cao nhân viên mới tuyển có kiến thức chuyên môn khiêm tốn, đa phần chưa được đào tạo cơ bản sử dụng phần mềm quản lý kho vận hay logistics. Nhiều nhân sự ứng tuyển vào vị trí quản lý kho nhưng cũng không hình dung công việc đó là gì. Điều này khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian đào tạo cho nhân viên về công nghệ và kỹ năng.

“Các phần mềm hầu hết sử dụng tiếng Anh nhưng đa phần tiếng Anh của các bạn rất yếu, ngay cả những từ ngữ rất cơ bản nhiều bạn vẫn phải dùng Google dịch. Chưa kể, những phần mềm văn phòng cơ bản như Microsoft Office phục vụ cho công việc nhiều bạn cũng không biết dùng. Doanh nghiệp có nhu cầu cao về nhân sự nên cũng mất khá nhiều thời gian cho việc tuyển dụng”, ông Tuấn Nam cho hay.

Nguồn nhân lực trong ngành logistics còn thiếu và yếu dẫn đến tỉ lệ ứng dụng công nghệ trong những doanh nghiệp trong ngành cũng chưa cao. Bà Phạm Thị Thu Hương, CEO Công ty Vinafco dẫn lại thống kê của Vietnam Report cho thấy, 80% doanh nghiệp logistics mới số hóa giai đoạn đầu là số hóa thông tin, chỉ 20% bắt đầu số hóa quy trình và tiến tới số hóa toàn diện.

“Theo kinh nghiệm làm việc với hàng trăm đối tác, nhà thầu, chúng tôi thấy rằng số liệu thống kê của Vietnam Report là rất đúng. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện mới đang sử dụng tập trung phần mềm nghiệp vụ tập trung cho các hoạt động của mình là chính, cờn ứng dụng các công nghệ cao hơn như trí tuệ nhân tạo hay dữ liệu lớn, tự động hóa… là rất ít”, bà Hương nhấn mạnh.

Chạy đua đào tạo nhân lực cho logistics

Câu chuyện đào tạo gắn liền với thực tế càng trở nên cấp thiết khi hầu hết sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Câu chuyện đào tạo gắn liền với thực tế càng trở nên cấp thiết khi hầu hết sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Áp lực về nhân lực logistics tăng cao khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn trên thế giới. Trong 3 năm tới, dự báo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động; doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ cần hơn 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Điều này đặt trách nhiệm lên vai của các trường đại học, cao đẳng đang đào tạo trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của TS Vũ Thị Ánh Tuyết và Ths Nguyễn Thu Trâm (Học viện Ngân hàng), hiện chỉ có 34% các trường có đào tạo về logistics và chuỗi cung ứng có ứng dụng công nghệ số trong đào tạo. Các trường đào tạo thiên về lý thuyết, chưa gắn liền với thực tiễn, trong khi đó, logistics yêu cầu đào tạo như đào tạo nghề, đòi hỏi sinh viên ra trường phải biết thực tiễn.

“Logistic là một nghề có trên thị trường, sau đó chúng ta mới đưa và đào tạo nên mới xảy ra độ vênh giữa đào tạo và thực tế. Cũng theo khảo sát của chúng tôi, chưa nhiều trường ứng dụng công nghệ trong đào tạo vì chi phí ban đầu khi sử dụng phần mềm lên tới 3 triệu/năm phần mềm/người dùng, chưa kể đầu tư cho cơ sở vật chất, chi phí thay đổi chương trình đào tạo, dẫn đến chi phí ban đầu cao hơn so với dự toán tổng chi của trường dẫn”, TS Vũ Thị Ánh Tuyết cho hay.

TS Nguyễn Thị Cúc Hồng, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) cũng thừa nhận, so với các trường đại học có đào tạo logistics trên thế giới, thì tỷ lệ ứng dụng công nghệ số trong đào tạo tại UEF còn khá thấp, chỉ chiếm 6/132 tín chỉ, tương đương 5%; trong khi tỉ lệ này ở Đại học Bắc Florida (Mỹ) là 11%, tại Đại học Curtin (Singapore) là 21%, Đại học Logistics Kuhne (Đức) là 39%.

“Trọng tâm của chương trình thiếu ứng dụng công nghệ, số hóa quản trị, đặc biệt là tự động hóa vào logistics. Chúng tôi muốn đề nghị ban lãnh đạo nhà trường cập nhật chương trình đào tạo, bổ sung các môn học hiện đại như E-logistics, code và dữ liệu quản trị, thiết kế nhà xưởng, nhà kho… Đưa giảng viên UEF sang các trường bạn để nghiên cứu, học tập để áp dụng cho sinh viên Việt Nam; đồng thời đầu tư mua giáo trình từ nước ngoài về áp dụng tại UEF”, TS Cúc Hồng nêu ý kiến.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp cho biết, thời gian vừa qua, Tổng Cục cũng đã chỉ đạo tích cực các trường có giải pháp phát triển ngành logistics. Hiện nay có khoảng 30 trường trung cấp, cao đẳng đào tạo với quy mô hàng năm khoảng 11.000 nhân lực. Sắp tới, Tổng Cục sẽ phải tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách, quy định cụ thể để gắn kết giữa doanh nghiệp – nhà trường – nhà nước. Việc này đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên, hướng tới đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

“Thời gian tới chúng tôi cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo khác mở mã ngành hoạt động, mở quy mô đào tạo logistics. Chúng tôi cũng hướng tới xây dựng Hội đồng kĩ năng ngành nghề, Hội đồng tư vấn ở các cấp độ khác nhau. Đây là thể chế để làm sao đưa doanh nghiệp thành một chủ thể tích cực trong quá trình đào tạo và giáo dục nghề nghiệp”, ông Phạm Vũ Quốc Bình nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
13 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm