Truyền thông xã hội có giúp khai phá óc sáng tạo?
(DNTO) - Việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội có liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm sức khỏe tâm thần, nhận thức và cảm xúc. Nhưng việc sử dụng mạng xã hội có thực sự liên quan đến sức sáng tạo hay không?
Nghiên cứu cho thấy, một người trung bình kiểm tra điện thoại thông minh riêng khoảng 84 lần mỗi ngày và dành tới 5 giờ cho chúng. Việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội có liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm sức khỏe tâm thần, nhận thức và các khía cạnh xã hội lẫn cảm xúc. Nhưng giờ đây một câu hỏi được đặt ra, thói quen sử dụng mạng xã hội có liên quan gì đến sự sáng tạo và chúng thêm hay bớt vào giá trị sử dụng này?
Một nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học Joshua Upshaw, Whitney Davis và Darya Zabelina tại Đại học Arkansas vừa được công bố trên tạp chí Translational Issues in Psychological Science, với đề tài là khám phá các mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội, và chúng đem lại những suy nghĩ khác biệt nào cũng như thành tựu sáng tạo có được trong đời thực ra sao. Khảo cứu một mẫu gồm 379 sinh viên chưa tốt nghiệp, các nhóm nghiên cứu đã so sánh những điểm số trên từng thước đo tư duy khác nhau, có cả thang biểu thành tích sáng tạo trong đời thực với mức độ nghiện điện thoại thông minh của từng cá nhân.
Để đo lường sự sáng tạo, những người tham gia được yêu cầu báo cáo thành tựu sáng tạo mình có trên mười lĩnh vực, gồm nghệ thuật thị giác, âm nhạc, khiêu vũ, thiết kế kiến trúc, viết lách sáng tác, hài hước, phát minh, khám phá khoa học, sân khấu điện ảnh và nghệ thuật ẩm thực. Một thang đo mức độ nghiện điện thoại thông minh đã được sử dụng để đánh giá mức độ lệ thuộc của từng người tham gia.
Kết quả cho thấy, khi sử dụng smartphone nhiều, có kẻ sẽ khó tập trung trong lớp khi làm bài tập, có kẻ lại hay chia trí khi đang làm việc. Từ đó một kết luận cũng được rút ra, những ai thường suy nghĩ theo nhiều cách sáng tạo hơn lại có xu hướng lười vào mạng xã hội, và xét chung, không nghiện điện thoại thông minh một cách cực đoan lắm. Mặt khác, kẻ có thành tích sáng tạo trong đời thực thường tích cực nhiều trong việc chọn lựa sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội.
Những phát hiện này rất thú vị, bởi chúng cho thấy có thể tồn tại một số hình thức trì trệ sáng tạo ý tưởng ở những ai thuần chăm chăm vào mạng xã hội một cách đều đặn, máy móc. Thành tựu sáng tạo suốt đời của một người có được đôi khi không nhất thiết cứ phải nhắm một chiều là làm sao đạt cho được kết quả sáng tạo. Với họ, chuyện tham gia tích cực trong sử dụng mạng xã hội một cách chọn lọc cũng đủ giúp họ hoàn thành các mục tiêu sáng tạo trong cuộc sống. Một số lý do khác góp tay vào việc đạt mục tiêu ấy là tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực và tiếp tục có và duy trì được động lực để tạo ra tác phẩm sáng tạo từ những lời khen, lời trân trọng.