Thứ sáu, 18/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trái phiếu doanh nghiệp nguy cơ vỡ nợ: Cần nghiên cứu cơ chế cho doanh nghiệp phá sản

Hồng Gấm
- 16:22, 16/08/2024

(DNTO) - Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp tồn tại kiểu thoi thóp, cầm cự, không có khả năng trả nợ trái phiếu. Các chuyên gia nhìn nhận, nếu cứ gia hạn với những doanh nghiệp không thể phục hồi thì tình hình có thể còn tệ hơn nữa. Theo đó, giải pháp khả thi nhất với các trường hợp này là cho phép phá sản.

image.daidoanket.vn-images-upload-nghipm-09192022-_anhbaitren

'Cần nghiên cứu cơ chế cho doanh nghiệp phá sản'

Tại hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững" ngày 16/8, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, thông tin số lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chậm hoặc hoãn thanh toán lãi suất đáo hạn là khá lớn. Hai nhóm phát hành TPDN nhiều nhất là các tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, TPDN được phát hành bởi các TCTD có mức rủi ro khá thấp và cho đến nay hầu như chưa có trái phiếu quá hạn hoặc trở thành nợ xấu. Đối với nhóm bất động sản, rủi ro quá hạn và tiềm ẩn nợ xấu TPDN ở mức độ cao hơn nhiều. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp bất động sản chiếm đa số (khoảng 68%) lượng TPDN chậm thanh toán đến tháng 7/2024, ước khoảng 142,66 nghìn tỷ đồng. 

Theo ước tính của VIS Ratings, khoảng 27% trái phiếu đáo hạn có nguy cơ không trả nợ đúng hạn trong 12 tháng tới (trong đó bao gồm 65% trái phiếu đã chậm trả trước đó). Trong khi đó, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2024-2025 vẫn còn rất lớn.

Nêu quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc cho rằng, nhiều tổ chức phát hành không thể thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu trong thời gian qua và liên tiếp xin được gia hạn nợ, giải pháp khắc phục cơ bản nhất là cho doanh nghiệp phá sản theo nguyên tắc "hỏng thì cắt bỏ". 

"Trên thực tế, một số doanh nghiệp hiện nay tồn tại kiểu thoi thóp, nguy cơ vỡ nợ, không có khả năng trả nợ trái phiếu, giải pháp khả thi nhất với các trường hợp này là cho phép phá sản và nhà đầu tư cần học cách chấp nhận rủi ro, thiệt hại", ông Nghĩa nói.

Cũng bàn về câu chuyện có nên để doanh nghiệp phá sản hay không, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường TPDN cho rằng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan quản lý nhìn nhận khó khăn ở đâu để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa phải duy trì sự bền vững của thị trường.

"Việc chúng ta hoàn thiện và nâng cao hiệu lực Luật Phá sản là rất quan trọng. Mọi sự phát triển dựa trên quy luật đào thải, nếu không sẽ như "cơ thể ăn không tiêu sẽ có rất nhiều bệnh". Với các doanh nghiệp, chúng ta đồng ý cho phép gia hạn nợ nhưng cơ chế, cách thức đàm phán thì phải có thực chất, có đào thải", ông Quỳnh nói.

Nêu ví dụ trên thế giới, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường TPDN cho biết ở nhiều nước khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, thì phải công khai, có hội đồng chủ nợ họp lại, hoặc họ thuê tổ chức độc lập đánh giá về khó khăn của doanh nghiệp để đánh giá nên bảo hộ phá sản, hay cho phá sản.

Trong khi tại Việt Nam lại có hiện tượng dù việc gia hạn cho cơ chế đàm phán nhưng các nhà đầu tư cá nhân không có năng lực đánh giá về trái phiếu phát hành nên khi doanh nghiệp đặt ra yêu cầu gia hạn, nhà đầu tư cá nhân rơi vào tình trạng hoảng, nhiều nhà đầu tư cá nhân buộc phải chấp nhận đàm phán gia hạn vì sợ mất trắng số tiền đầu tư.

Mặt khác, hiện nhà đầu tư chưa có câu trả lời cho câu hỏi "nếu không chấp nhận thì phải kiện doanh nghiệp kiểu gì?". Do đó ông Quỳnh cho rằng cũng cần nhìn nhận, nếu cứ gia hạn với những doanh nghiệp không thể phục hồi thì tình hình thị trường có thể diễn biến còn tệ hơn nữa.   

tpdn86

Lượng hóa rủi ro đầu tư trái phiếu để thu hút thêm nhà đầu tư  

Chỉ rõ những rào cản để thu hút thêm các nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu, bà Dương Kim Anh, Giám đốc Đầu tư của VCBS, nhấn mạnh, rủi ro vỡ nợ của các nhà phát hành trái phiếu hiện là một trong những "nút thắt cổ chai" đang bó buộc dòng tiền chảy vào thị trường trái phiếu đang còn rất nhiều dư địa phát triển như Việt Nam.  

"Đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài muốn đầu tư trái phiếu ở Việt Nam, một trong những điều quan trọng để họ quản trị rủi ro là các dữ liệu về trái phiếu, đặc biệt là xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp phát hành. Hầu như quỹ nước ngoài nào tiếp xúc với Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBS) đều hỏi có dữ liệu đấy hay không, có bên nào độc lập cung cấp dữ liệu đó để thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro của họ", bà Dương Kim Anh, Giám đốc Đầu tư của VCBS chia sẻ.   

Bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý quỹ PVI cũng đánh giá, thị trường trái phiếu của Việt Nam so với GDP và với các nước trên thế giới còn quá nhỏ. Tại các thị trường phát triển, huy động vốn của doanh nghiệp từ thị trường trái phiếu còn nhiều hơn cả cổ phiếu và ngân hàng. Nên thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn cần thiết và lớn của doanh nghiệp. Do đó, tất yếu phải phát triển cơ sở dữ liệu để phục vụ hoạt động quản trị rủi ro cho các nhà đầu tư.   

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup đánh giá, hiện nay dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang "ngóng" Danh mục phân loại xanh của Chính phủ để phát triển có chiều sâu để bước vào một chu kỳ mới tăng trưởng lành mạnh và bền vững hơn. 

"Chúng tôi đang làm việc với một số doanh nghiệp để gắn nhãn xanh trái phiếu, xác nhận theo chuẩn quốc tế. Cụ thể là nguyên tắc xanh của Hiệp hội thị trường trái phiếu quốc tế hoặc chuẩn mực xanh của tổ chức trái phiếu khí hậu quốc tế hay một số chuẩn mực khác...", Chủ tịch FiinGroup cho hay. 

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán châu Á, ngày 17/7, đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động và phân hóa, khi các nhà đầu tư phải cân bằng giữa đà tăng tích cực từ Phố Wall và những lo ngại sâu sắc về các yếu tố chính sách vĩ mô toàn cầu. Thay vì một xu hướng tăng đồng bộ, một bức tranh đa chiều đã phản ánh sự nhạy cảm của khu vực trước những tín hiệu từ Washington và các dữ liệu kinh tế quan trọng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 tuần
Xem thêm