Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trả giá đắt: Phở mang danh Trung Quốc, nước mắm gắn mác Thái

Quảng Định   
- 09:00, 07/05/2021

(DNTO) - Gạo ST25 của Việt Nam có nguy cơ bị “đánh cắp” thương hiệu tại thị trường Mỹ, Úc. Câu chuyện trên cho thấy việc bảo hộ thương hiệu là điều cấp bách khi các doanh nghiệp muốn thoát “ao làng” và vươn ra biển lớn.

Ám ảnh mất thương hiệu

CEO Nguyễn Ngọc Luận vẫn nhớ như in những ngày tháng mà thương hiệu cà phê Meet More của mình suýt bị rơi vào tay một doanh nghiệp tại Hàn Quốc. 

Năm 2018, cà phê thương hiệu Meet More của ông Luận xuất khẩu sang Hàn Quốc, khi đăng ký bản quyền thì gặp sự cố. Bản quyền thương hiệu sản phẩm bị nhà chức trách nước bạn từ chối do đã có đơn vị khác đăng ký.

“Chúng tôi tìm hiểu thì do đơn vị phân phối cà phê của chúng tôi ở thị trường Hàn Quốc đã nộp đơn trước. Ngay thời điểm đó, chúng tôi phải nộp đơn xác định nguồn gốc cà phê, thương hiệu là của chúng tôi, còn họ chỉ là người mua hàng và phân phối. Chính phủ Hàn Quốc nhận đơn và chúng tôi cũng phải làm việc lại với đối tác của mình để họ tự rút đơn đăng ký sở hữu trí tuệ”, ông nhớ lại.

CEO Nguyễn Ngọc Luận

CEO Nguyễn Ngọc Luận

Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp nước bạn rất nhạy bén trong vấn đề thương hiệu, khi biết thương hiệu có chỗ đứng hoặc bán được trên thị trường thì họ lập tức đăng ký ngay.

Với kinh nghiệm nhiều năm mang sản phẩm đi “đấu” quốc tế, ông Luận cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu nhiều yếu tố. Bản thân doanh nghiệp ngại khi bán hàng ra quốc tế, gặp nhiều rào cản như ngôn ngữ, các mối quan hệ. Các doanh nghiệp sẽ không sẵn sàng để thuê một bên thứ ba như luật sư, mà thường để quá trình đăng ký thương hiệu diễn ra thuận lợi phải thuê luật sư nước bạn. Chính tâm lý ngại dẫn đến tình trạng thiệt thòi, không mạnh dạn trong câu chuyện bảo vệ tên cho chính sản phẩm của mình.

Năm 2020, ông Luận làm một cuộc khảo sát nhỏ, ông đi vào hàng loạt các siêu thị tại nước Úc và thấy nhiều thương hiệu của chúng ta đã bị lấy.  

“Phở bị Trung Quốc lấy, nước mắm bị Thái Lan lấy. Mất thương hiệu giờ không còn là chuyện mới lạ nữa. Chúng ta bỏ bê câu chuyện nhận diện thương hiệu, từ đó chính chúng ta đang bị thất thế trên các kênh thương mại quốc tế”, vị CEO này nói.

Giá nào cao hơn giá nào?

Hành nghề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhiều năm, luật sư Lê Quang Vy, Đoàn Luật sự TP.HCM nhận định, về mặt nguyên tắc, việc nộp đơn sở hữu trí tuệ sẽ ưu tiên hồ sơ đến trước, nếu nộp sau thì bên nộp sau sẽ phải đưa ra các thông tin chứng minh sản phẩm đó là của mình.

Giao diện trang tìm kiếm của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (uspto.gov) cho thấy đang có 7 đăng ký bảo hộ thương hiệu có liên quan đến gạo ST25

Giao diện trang tìm kiếm của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (uspto.gov) cho thấy đang có 7 đăng ký bảo hộ thương hiệu có liên quan đến gạo ST25

Đối với nhãn hiệu, luật quy định chỉ bảo vệ nhãn hiệu trên lãnh thổ mà quốc gia đó đăng ký. Đăng ký tại Việt Nam sẽ chỉ được bảo hộ tại Việt Nam. Do vậy, khi sản phẩm vươn ra khỏi lãnh thổ một quốc gia sẽ cần đăng ký bảo hộ quốc tế.

Thực tế, chi phí đăng ký bảo hộ không cao, việc đăng ký một thương hiệu quốc tế tốn khoảng vài nghìn USD, tuy nhiên lúc xảy ra tranh chấp thương hiệu giữa các bên thì tiêu tốn từ vài chục đến vài trăm nghìn USD. “Vậy thì cái nào tốn kém hơn cái nào?”, luật sư Vy đặt câu hỏi về sự thờ ơ của doanh nghiệp về vấn đề trên.

Đồng quan điểm, CEO Nguyễn Ngọc Luận cho rằng, giá phải trả cho việc đăng ký thương hiệu thấp hơn nhiều so với giá trị thu lại được về sau. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng tới giá trị sản phẩm trong khi giá trị thương hiệu mang lại từ thương mại, từ nhượng quyền cao hơn lại chưa được quan tâm.

“Trước mắt, chúng ta chưa hưởng lợi. Nhưng khi sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường thì đó mới là giá trị. Chúng ta có quyền khai thác từ giá trị thương hiệu đó trên đất bạn. Ví dụ, ngoài việc bán những sản phẩm cà phê thực tế ra thì chúng tôi còn bán được quyền, nhượng quyền khi ai đó muốn sử dụng thương hiệu của mình. Họ phải mua quyền mới có thể vận hành”, ông Luận chia sẻ kinh nghiệm làm thương hiệu.

Cha đẻ của gạo ST25, ông Hồ Quang Cua (áo đỏ) cùng lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm cánh đồng lúa ST25 vào cuối năm 2020

Cha đẻ của gạo ST25, ông Hồ Quang Cua (áo đỏ) cùng lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm cánh đồng lúa ST25 vào cuối năm 2020

Trong khi đó, nhắc đến câu chuyện của gạo ST25, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và ông nghệ) Trần Lê Hồng nhấn mạnh, những thương hiệu quốc gia phải được bảo hộ nhưng Việt Nam đang thiếu những cơ quan ở quốc tế để giúp các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu.

“Chúng ta không thể đổ lỗi cho các doanh nghiệp. Họ phải được bảo vệ. Chúng ta chỉ nói rộ hết một đợt mất thương hiệu, thương hiệu bị đánh cấp rồi lại thôi. Trung Nguyên từng bị rồi sau đó là nước mắm Phú Quốc, rồi đến phở nhưng sau đó thì gần như chúng ta không có động thái gì hết. Thời gian tới cần tập trung vào vấn đề này”, ông Hồng cho biết.

Liên quan đến quy trình xét duyệt thương hiệu, CEO Nguyễn Ngọc Luận đưa ra những so sánh khá thú vị. Đối với quy trình xét duyệt thương hiệu ở nước ngoài, một thương hiệu muốn bảo hộ chỉ cần được xem xét từ một tuần đến 10 ngày. Nhà chức trách xem thương hiệu đó đã được đăng ký hoặc có tranh chấp nào hay chưa. Nếu chưa thì cơ quan có chức năng sẽ cấp cho bên đăng ký một giấy chấp nhận đơn. Quá trình đó, nếu cần bổ sung thông tin gì thì phía chức năng sẽ thông báo ngay và trong vòng 6 tháng thì chứng chỉ bảo hộ thương hiệu được cấp.

“Trong khi đó, tại Việt Nam, chúng ta phải mất 2 năm sau khi nộp đơn. Hai năm đó, chúng ta không nhận được thông báo và rồi đơn đăng ký bị từ chối. Chi phí marketing đổ vào sản phẩm để rồi 2 năm sau mất công làm lại thương hiệu khác, hoặc thay đổi thương hiệu. Điều này thể hiện sự năng động, uyển chuyển để ra một thương hiệu sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang yếu với thế giới”, CEO Luận nói.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
22 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
6 ngày
Xem thêm