Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử Việt: ‘Vẽ’ đường cho mua trước, trả sau ‘chạy’

Huyền Trang
- 12:14, 24/09/2022

(DNTO) - Dù còn nhiều thách thức trong phát triển, nhưng hình thức mua trước trả sau đang được hỗ trợ tích cực để thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử Việt Nam trong những năm tới.

Mua trước trả sau là hình thức đang thịnh hành khi người tiêu dùng dễ dàng mua sắm hàng hóa, dịch vụ mà không cần phải thanh toán một lần. Ảnh: T.L.

Mua trước trả sau là hình thức đang thịnh hành khi người tiêu dùng dễ dàng mua sắm hàng hóa, dịch vụ mà không cần phải thanh toán một lần. Ảnh: T.L.

Tiềm năng song hành thách thức

Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) đang trở thành hình thức thanh toán thịnh hành trong những năm gần đây, khi khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi hàng hóa mà không phải trả toàn bộ chi phí một lần.

Theo Research and Markets, thanh toán BNPL tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng hơn 126 % hàng năm. Tổng giá trị hàng hóa BNPL trong nước dự báo tăng hơn gấp 21 lần, từ 496 triệu USD năm 2021 lên 10.528 triệu USD năm 2028.

Điểm khác biệt là nếu với các khoản vay trả góp hay vay tín dụng truyền thống, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không có dữ liệu lớn để đánh giá điểm tín dụng của khoản vay, nên yêu cầu người yêu dùng vay tài chính phải cung cấp thêm các giấy tờ chứng minh thu nhập, tài sản. Thì với BNPL dựa vào dữ liệu lớn của các tổ chức cung cấp dịch vụ để chấm điểm khoản vay mà không nhiều loại thủ tục xét duyệt.

Ông Nguyễn An Sơn – Trưởng phòng Phát triển Dự án, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, (Bộ Công Thương) cho biết, đối với nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, việc xuất hiện thêm các hình thức thanh toán mới góp phần làm thị trường thay đổi và sôi động hơn theo hướng phát triển hơn.

Người tiêu dùng ngoài hình thức thanh toán nhận hàng trả tiền (COD), hoặc các hình thức thanh toán thông qua thẻ ngân hàng, ví điện tử, thì họ có thêm lựa chọn nữa để thanh toán cho đơn hàng trên thương mại điện tử. Với tốc độ phát triển của thương mại điện tử trên 20%/năm, dư địa phát triển BNPL là rất lớn.

Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, những thách thức chung của thương mại điện tử nói chung vẫn còn, sẽ ảnh hưởng đến mua trước trả sau ở Việt Nam.

Đầu tiên là tỉ lệ COD tại Việt Nam vẫn còn rất cao, khoảng 73%. Thách thức với các nhà cung cấp dịch vụ mua trước trả sau là làm sao chuyển đổi lượng khách hàng này sang hình thức thanh toán phi tiền mặt.

Thách thức thứ hai là BNPL hay các hình thức thanh toán trả góp sẽ phát huy hiệu quả với những đơn hàng có giá trị cao, trên 3 triệu đồng. Tuy nhiên, các đơn hàng trên 3 triệu đồng hiện nay trên thương mại điện tử chỉ chiếm 40-43%. Với số lượng như vậy cũng ảnh hưởng đến quy mô thị trường BNPL.

Thứ ba, hiện nay, một vài hình thức cho vay ngang hàng, có những vụ việc lừa đảo cũng ảnh hưởng đến hình thức thanh toán mới như BNPL.

“Để khắc phục khó khăn nêu trên, vấn đề hàng đầu mà các nhà cung cấp BNPL cần giải quyết là niềm tin của khách hàng. Khi người tiêu dùng đã có niềm tin và các dịch vụ phát triển phù hợp với quy định của nhà nước thì các vấn đề khác sẽ dần được tháo gỡ, khắc phục”, ông Sơn nhấn mạnh.

Gỡ từ cơ chế

Niềm tin của người tiêu dùng sẽ quyết định đến tỷ lệ tham gia BNPL tại Việt Nam. Ảnh: T.L.

Niềm tin của người tiêu dùng sẽ quyết định đến tỷ lệ tham gia BNPL tại Việt Nam. Ảnh: T.L.

Với hình thức mua trước trả sau, ông Lê Văn Dương, Luật sư thành viên công ty Luật Indochine Counsel cho biết, do đây là một mô hình kinh doanh mới nên hành lang pháp lý hiện chưa thể bao phủ. Do đó, giả định giao dịch hợp pháp, Ngân hàng Nhà nước cần đưa thêm nhiều quy định để bảo vệ thanh toán giữa người mua hàng – người cung cấp dịch vụ - người bán hàng.

“Bởi trong mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống, chỉ diễn ra giữa người mua và người bán, Bộ Luật Dân sự cho phép giao dịch diễn ra lựa chọn hình thức trả chậm. Nhưng hình thức BNPL, có đơn vị thứ 3 tham gia cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, nên để đảm bảo an toàn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước nên có quy định đảm bảo yêu cầu nền tảng về công nghệ, bảo mật dữ liệu...”, ông Dương cho hay.

Còn theo ông Nguyễn An Sơn, việc chấm điểm công dân rất quan trọng. Khi nguồn dữ liệu càng lớn, không chỉ trong hoạt động tín dụng, mà cả ở những lịch sử mua hàng của chính người tiêu dùng sẽ phần nào đánh giá bức tranh người tiêu dùng đó có uy tín hay không và ra quyết định cho vay khoản tiền đó. Do vậy, hiện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đang nghiên cứu một vài giải pháp hạ tầng quan trọng để hỗ trợ niềm tin của người tiêu dùng và hỗ trợ gián tiếp BNPL.

“Đầu tiên, chúng tôi đang nghiên cứu Trục thanh toán đảm bảo nhằm giải quyết tranh chấp xảy ra trong một giao dịch thương mại điện tử. Nếu BNPL là đánh giá điểm của người mua thì Trục sẽ đánh giá điểm của người bán. Trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ của người bán cung cấp cho người mua không được đảm bảo, khoản tiền đó sẽ được trả lại cho người mua. Khi hệ thống Trục được hoàn thiện và vận hành, kết hợp với các giải pháp thanh toán như BNPL, trong một giao dịch thương mại điện tử thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đánh giá được tín nhiệm của cả người mua và người bán, giúp các giao dịch trở nên an toàn và đáng tin cậy hơn”, ông Sơn cho hay.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng để lấy ý kiến. Các bên phát triển dịch vụ fintech đều đang kỳ vọng Nghị định sớm được thông qua để tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực này phát triển.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
5 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
6 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
4 ngày
Xem thêm