Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Lạm phát đang giảm dần, ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế

Thạch Hương
- 16:54, 05/05/2023

(DNTO) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các động lực tăng trưởng và lĩnh vực ưu tiên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023. Ảnh: VGP

Ngày ngày 5/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023. 

Kết luận phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, tăng trưởng tín dụng thấp, rủi ro nợ xấu gia tăng, tình hình bất ổn bên ngoài tiếp tục tác động, ảnh hưởng lớn.

Sản xuất công nghiệp tuy phục hồi trong tháng 4 nhưng tính chung 4 tháng 2023 vẫn giảm so với cùng kỳ. Các động lực tăng trưởng chủ yếu (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) đều có xu hướng suy giảm, xuất nhập khẩu 4 tháng giảm. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng thấp hơn cùng kỳ. Vốn FDI đăng ký cũng giảm.

Việc triển khai một số chính sách trong chương trình phục hồi, các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, chi phí đầu vào tăng, tiếp cận vốn ở một số nơi còn khó khăn, mặt bằng lãi suất đã giảm nhưng còn cao. Nông nghiệp cần đặc biệt lưu ý việc cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, thị trường xuất khẩu, nhất là chăn nuôi lợn gặp khó khăn do giá đầu ra giảm, đầu vào tăng. Các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản tiếp tục gặp khó khăn...

Thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ một số vấn đề cần lưu ý như việc OECD áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024; Trung Quốc mở cửa, phục hồi vừa mang lại cơ hội vừa có những thách thức; rủi ro tài chính, tiền tệ, bất động sản trên thế giới còn cao.

Thủ tướng nêu rõ 3 nhóm nhiệm vụ lớn, trong đó, nhóm nhiệm vụ thứ nhất là tập trung chuẩn bị các đề án, báo cáo trình Trung ương, Quốc hội bảo đảm tiến độ và chất lượng theo quy định.

Nhóm nhiệm vụ lớn thứ hai là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành hài hòa, cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu, giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, giữa bên trong và bên ngoài. Hiện nay, lạm phát vẫn được kiểm soát trong mục tiêu Quốc hội giao và đang giảm dần, do đó, ưu tiên hơn cho tăng trưởng từ tháng 4, tháng 5 và những tháng tiếp theo.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; trước mắt, tăng khả năng tiếp cận vốn cho sản xuất, kinh doanh và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay với cả khoản vay mới và hiện hữu.

Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường hơn nữa vai trò của chính sách tài khóa trong bối cảnh dư địa còn khá lớn khi dư nợ công khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, so với Nghị quyết Đại hội XIII là 60% và 50% GDP, ngưỡng cảnh báo là 50% và 45% GDP.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy cả phía cầu và cung.

Về cầu, sớm có các giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước; sớm có các giải pháp miễn giảm thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ người lao động, người dân, khuyến mại, giảm giá; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư tư nhân, tháo gỡ mọi rào cản, huy động hợp tác công tư, khơi thông mọi nguồn lực phát triển...

Về cung, tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.

Nhóm nhiệm vụ lớn thứ ba, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung rà soát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, nhất là rà soát, hoàn thiện thể chế; làm tốt công tác quy hoạch; giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển.

Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề...

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương trình cấp thẩm quyền phương án giảm 2% VAT. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; theo dõi việc thực hiện các Thông tư 02-03, nếu có vấn đề nổi lên thì kịp thời giải quyết ngay; tiếp tục chỉ đạo tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các động lực tăng trưởng và lĩnh vực ưu tiên; tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu; rà soát và có giải pháp phù hợp góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; triển khai chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội và 10 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp gỗ, thủy sản.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sớm đề xuất các biện pháp xử lý vướng mắc về vốn ODA (trình trong tháng 5); khẩn trương trình cấp thẩm quyền phương án giảm 2% VAT; trình phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu; tiếp tục chuẩn bị phương án hỗ trợ bổ sung về miễn giảm thuế, phí, lệ phí; đề xuất xử lý bất cập, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán…

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; Bộ Xây dựng đôn đốc thực hiện nghiêm Nghị quyết 33 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; phối hợp Bộ Công an tháo gỡ vướng mắc trong các thông tư về phòng cháy, chữa cháy, ban hành trước ngày 15/5; Bộ Giao thông vận tải tập trung triển khai mạnh mẽ hơn nữa các công trình trọng điểm quốc gia, uỷ quyền, phân cấp một số dự án cho địa phương; Bộ Công Thương đẩy nhanh các dự án công nghiệp quy mô lớn; khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; bảo đảm thị trường xăng dầu ổn định, khẩn trương trình sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu; trình ban hành Quy hoạch Điện VIII trước 10/5...

 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
15 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm