Thứ năm, 01/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển

T.H
- 14:57, 19/04/2023

(DNTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cải cách hành chính là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai. Chúng ta xác định, đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức. Ảnh: VGP

Ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, địa phương và cảm ơn người dân, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng, đạt kết quả quan trọng, tích cực trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tiến độ xử lý văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách tại một số nơi còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Thủ tục hành chính (TTHC) trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, nhiều rào cản, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp (như phòng cháy, chữa cháy, đầu tư công, tài chính, ngân sách, đất đai, giải phóng mặt bằng…).

Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh còn chậm, thậm chí một số bộ chưa trình phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh; chưa huy động được sự tham gia tích cực của hiệp hội, doanh nghiệp, người dân trong quá trình cải cách.

Việc ban hành quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC và hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết TTHC tại một số bộ, ngành, địa phương còn chậm. Tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp (chiếm 57,8%), tỉ lệ hồ sơ xử lý quá hạn còn cao (gần 34%); số hóa hồ sơ, kết quả TTHC còn chậm, thiếu hướng dẫn về lưu trữ điện tử phục vụ việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Công tác chỉ đạo, điều hành phần lớn vẫn theo phương thức thủ công, bằng giấy tờ. Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành chưa được triển khai, hoặc triển khai còn chậm...

Nhiều "điểm nghẽn" trong Đề án 06 vẫn chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm tháo gỡ. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành thể chế, chính sách còn chậm, hạ tầng số của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chưa bảo đảm an toàn thông tin.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế có cả chủ quan và khách quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan là chính. Theo đó, công tác chỉ đạo, điều hành CCHC vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục ở một số bộ, ngành, địa phương.

Một số cơ quan, đơn vị chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhất là vai trò của người đứng đầu. Việc công bố, công khai TTHC, hướng dẫn của các bộ, ngành chưa kịp thời. Việc thực hiện quy định không yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc xác nhận thông tin về cư trú chưa nghiêm.

Trách nhiệm trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, chưa có ý thức thay đổi thói quen sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy; một số cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp, thậm chí tham nhũng vặt.

Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khách quan như đây là những vấn đề mới, khó, nhiều lực cản, phạm vi rộng, nguồn lực lớn, tác động đến nhiều đối tượng, đòi hỏi phải có thời gian thích ứng cũng như thay đổi thói quen, cách làm cho phù hợp… 

"Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức"

Về quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số theo phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm "trên, dưới, dọc, ngang thông suốt" vì lợi ích chung.

Đặc biệt, Thủ tướng nêu rõ: Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm các cơ quan, các bộ, các ngành, giữa Trung ương với địa phương, dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền và không đùn đẩy trách nhiệm của mình lên cấp trên và cho các cơ quan khác.

"Nếu cần thiết thì có các biện pháp xử lý cán bộ phù hợp; đồng thời động viên, bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì công việc chung; vừa khắc phục, xử lý các mặt yếu kém, vừa thúc đẩy mặt tích cực", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh việc rà soát, thực thi 19 Nghị quyết chuyên đề về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư, hoàn thành trong tháng 6/2023. Khẩn trương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công, hoàn thành trong tháng 5/2023.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022, Chỉ số CCHC năm 2022 xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm cao hơn, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, phấn đấu  nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện thủ tục hành chính, năm 2025 đạt trên 90%, năm 2023 đạt trên 85%; tỉ lệ giải quyết đúng hạn tại các trung tâm phục vụ hành chính công phải đạt trên 90%; cuối năm 2023, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình phải đạt 50%.

"Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cần phải đi đầu về chuyển đổi số trong cải cách TTHC", Thủ tướng nói và yêu cầu khẩn trương ban hành Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá... 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, nguồn này có thể linh hoạt bố trí, hỗ trợ ngay cho người lao động, người mất việc làm, hay xây dựng ngay những khu nhà ở cho thuê, nhà trọ cho những người lao động ở các khu chế xuất, khu công nghiệp…, để kích cầu cho nền kinh tế.
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Ngày 29/5/2023, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) Nguyễn Anh Đức đã có buổi tiếp xúc phái đoàn do ông Gal Saf - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam dẫn đầu, tìm hiểu cơ hội trao đổi đầu tư và hợp tác mở rộng trên lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Doanh thu bất động sản yếu, sản lượng công nghiệp và sức tiêu thụ ảm đạm, niềm tin vào công cuộc hồi phục kinh tế của Trung Quốc sau Covid-19 đang trở nên nhạt nhòa.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong tháng 5/2023, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm cho tới nay, nền kinh tế vẫn “rung lắc” dữ dội. Các dự báo cho thấy, từ nay tới cuối năm, khó khăn, thách thức còn rất lớn. Yêu cầu có giải pháp thiết thực với nỗ lực cao nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà đầu tư phải hiểu bản thân mình đang thế nào; phải tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có của thương hiệu; đồng thời biết làm việc trên tinh thần cộng tác, bỏ qua sự than phiền và tranh chấp..., khi đó, những chìa khoá "vàng" sẽ mở ra cánh cửa thành công trong hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 là cấp thiết để tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế, tạo bệ phóng lớn hơn, mạnh hơn thúc đẩy "đầu tàu" kinh tế của cả nước bứt phá. Song tuyệt đối không lợi dụng xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Việt Nam là một trong những nước rót tiền nhiều nhất cho năng lượng tái tạo (7,4 tỷ USD). Nếu đi đúng lộ trình, đến năm 2030, Việt Nam sẽ xuất khẩu điện.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu, trong đó bỏ quy định áp dụng chỉ định thầu đối với gói thầu tái định cư vì đây là công việc không phức tạp và nhiều nhà thầu có thể thực hiện được.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cơ quan quản lý mạng Trung Quốc cảnh báo hiểm họa an ninh từ chip bán dẫn sản xuất bởi Micron, một hãng công nghệ Mỹ. Động thái này được đánh giá là một “đòn trả đũa” cho Hội nghị G7 vừa qua.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Nền kinh tế có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu và tính cạnh tranh chưa cao nên chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài. Yếu kém ở các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng đã lộ rõ trong khó khăn”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giữa lúc môi trường kinh tế đang trở nên khả quan, một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra dấu hiệu họ có thể hoãn tăng lãi suất cho vay trong tháng 6.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ca sĩ Văn Mai Hương vừa chính thức thông báo sẽ trình làng sản phẩm âm nhạc mang tên “Mưa tháng sáu” vào ngày 24/05 tới, kết hợp cùng Grey D, Trung Quân để đón đầu cảm xúc khán giả cho những ngày mưa đang đến.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Để thách thức ngôi vị của hạt cà phê Arabica là không dễ chút nào. May thay, đã có nhiều động lực từ chính phủ, bạn bè quốc tế và hộ nông dân để tìm kiếm và nuôi dưỡng "ứng cử viên" sáng giá nhất từ cây Robusta.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến ngành điện được đặt ra trong họp báo thường kỳ của Bộ Công thương chiều 18/5.
1 tuần