Thứ bảy, 27/07/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Cơ chế đặc thù cho TP.HCM là phải vận dụng những gì thông thoáng nhất

Thạch Hương
- 12:16, 26/11/2023

(DNTO) - Sáng 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Báo cáo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cho biết Nghị quyết số 98 được ban hành với tinh thần tháo gỡ tối đa các rào cản, cho phép Thành phố được áp dụng thể chế, chính sách vượt trội nhằm tạo điều kiện cho Thành phố có bước phát triển đột phá, phát huy vai trò là một cực tăng trưởng, đầu tàu, dẫn dắt và đóng góp tốt hơn cho phát triển kinh tế của Vùng kinh tế động lực và cả nước.

UBND TP.HCM được giao chủ trì 09 nhiệm vụ và tham mưu trình HĐND Thành phố 13 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND. Đến nay, Thành phố đã ban hành 01 Quyết định và tham mưu Hội đồng nhân dân ban hành 06 Nghị quyết nhằm triển khai các chính sách được giao.

Cụ thể, về huy động, sử dụng nguồn lực, HĐND Thành phố đã ban hành các Nghị quyết gồm: Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết về quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa; Nghị quyết ban hành Danh mục dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại Hợp đồng BOT; Nghị quyết quy định về hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội;

Trên cơ sở các Nghị quyết trên, Thành phố đã có cơ sở pháp lý sử dụng vốn đầu tư công từ ngân sách của Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để cho vay hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề an sinh, xã hội của Thành phố. Thành phố đã ban hành mức quy mô đầu tư tối thiểu của các dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng trường lớp và thể thao - văn hóa, làm cơ sở thu hút đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực thể thao, văn hóa. Ngoài ra, sau khi được giải thích về pháp luật, Thành phố đã ban hành Nghị quyết bổ sung 119 ngàn tỷ đồng tăng thêm từ nguồn ngân sách thành phố trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đáng chú ý là 3 nhiệm vụ đang triển khai gồm: Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định quy định về lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT; quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố; Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định quy định chi tiết việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường; Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng văn bản của Chính phủ về việc chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với TP.HCM cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố; về việc mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho HĐND và UBND Thành phố so với quy định hiện hành.

Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Nghị quyết 98, cho biết đến nay, TP.HCM đã hoàn thành 7/22 nhiệm vụ của thành phố, 4 nội dung cơ bản hoàn thành, các nội dung còn lại dự kiến hoàn thành trước 31/12/2023. HĐND TP.HCM đã tổ chức 3 kỳ họp, ban hành 14 nghị quyết thuộc thẩm quyền. Còn 12 nội dung theo thẩm quyền, dự kiến hoàn thành trong quý 1/2024.

Ngoài ra, hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98 đã họp 2 phiên, với 20 khuyến nghị. TP.HCM đã lập các Tổ công tác nghiên cứu TOD, đề án xây dựng hệ thống ĐSĐT, Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ…

Đến nay, một số cơ chế, chính sách đã được thực thi như bố trí vốn hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, thành phố đã bố trí 2.796 tỷ đồng, giải ngân 1.560 tỷ đồng hỗ trợ cho vay giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Tiếp theo là chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức viên chức điều chỉnh theo Nghị quyết 98 không vượt quá 0,8 lần so với tổng lương cơ bản, mở rộng đến một số đối tượng như các hội đặc thù, các cơ quan Trung ương cũng được hưởng cơ chế này.

Bên cạnh đó, HĐND TPHCM, HĐND TP. Thủ đức đã thông qua Nghị quyết về thành lập các đơn vị sự nghiệp của TP. Thủ Đức và đang triển khai việc thành lập các cơ quan hành chính của Thủ Đức, quy định trách nhiệm chức năng và cơ chế hoạt động. "Đây là chính sách giúp gỡ vướng rất lớn cho TP. Thủ Đức từ khi thành lập đến giờ", ông Mãi nói.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn một số nội dung mới chưa có khung pháp lý, cần tiếp tục nghiên cứu và sự phối hợp đa ngành như các vấn đề về TOD; cân bằng phát thải; thu hút đầu tư chiến lược. Ngoài ra, ông Mãi nhận định khối lượng công việc rất lớn so với tổ chức bộ máy nên đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của Thành phố bị quá tải.

Thủ tướng: Cơ chế đặc thù cho TP.HCM phải vận dụng những gì thông thoáng nhất

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã có cách tiếp cận ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn; tạo động lực, niềm tin thúc đẩy phát triển TP.HCM, góp phần giúp TP.HCM đạt kết quả quý sau cao hơn quý trước, tháng sau tốt hơn tháng trước trong năm 2023, tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước.

Tuy nhiên, một số bộ, ngành vẫn có cách làm dè dặt do tư tưởng chưa thông. Thủ tướng yêu cầu các nghị định phải xây dựng, trình theo trình tự, thủ tục rút gọn, chậm nhất trong 1 tháng tới phải trình ban hành.

Trong đó, Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT và quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố.

Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường của Thành phố.

Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ sớm hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ cho chủ trương xây dựng Nghị định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố. Thủ tướng cho rằng với cả nước, có thể phân cấp, phân quyền tới cấp huyện, riêng TP.HCM có thể phân cấp tới cấp phường, bởi một phường của TP.HCM có thể có dân số bằng một huyện ở nơi khác, một quận của Thành phố có dân số bằng một tỉnh khác.

Về việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành hoàn thành xây dựng Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp, trình Chính phủ trước ngày 31/12/2023. Thủ tướng nêu rõ tinh thần khuyến khích phát triển điện áp mái, tự cung, tự cấp, "ban hành chính sách để người ta không phải đi xin ở đâu cả", riêng quy định với TP.HCM có thể thông thoáng hơn quy định chung cho cả nước.

Bộ Giao thông vận tải rà soát, bổ sung chức năng khu bến cảng Cần Giờ tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, phối hợp với Thành phố thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang mục đích khác tại Cần Giờ, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác động, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là về bảo vệ rừng ngập mặn, hoàn thành trong quý 1/2024.

Về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo, xử lý các vấn đề liên quan.

Nhấn mạnh sông Sài Gòn là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành, UBND TP.HCM để cập nhật quy hoạch, khai thác sông Sài Gòn phát huy vai trò trục chính của Thành phố.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về đề xuất của TPHCM liên quan tới chuẩn nghèo tại Thành phố; tỉ lệ vốn ngân sách nhà nước trong các dự án hợp tác công tư (nghiên cứu cụ thể với từng dự án như đường vành đai 3); đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cao tốc TPHCM – Long Thành; thí điểm một số mô hình về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; xây dựng hạ tầng tuyến đường sắt đô thị; thiết lập giao dịch tín chỉ carbon tại TPHCM…

Ban chỉ đạo Nghị quyết 98 Trung ương do Thủ tướng đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban. Phó trưởng ban thường trực là Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó trưởng ban. Thành viên ban chỉ đạo sẽ gồm đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ.

Nghị quyết 98 của Quốc hội được thông qua tháng 6/2023. Nghị quyết này cho phép TP.HCM thí điểm hơn 40 chính sách đặc thù của 7 lĩnh vực: quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP.HCM và tổ chức bộ máy TP Thủ Đức.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Quyền tổ chức Thế vận hội Olympic thường là một vai trò được tranh giành, vì hứa hẹn cơ hội quảng bá và lợi nhuận béo bở. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, Olympic ngày càng trở thành bài toán kinh tế hóc búa.
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
56 tỷ USD phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội là con số không nhỏ. Mặc dù địa phương được phép sử dụng 100% tiền thu từ giao thông công cộng (TOD) để tái đầu tư, nhưng theo chuyên gia, cần huy động đa dạng nhiều nguồn lực khác để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đang tập trung vực dậy thị trường nội khối, thắt chặt chi tiêu và hạn chế đầu tư ra bên ngoài... Điều này có thể tác động đến việc thu hút dòng đầu tư chất lượng cao của Việt Nam.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Hãng công nghệ Nvidia đang phát triển một loại chip AI cho thị trường Trung Quốc, nhưng vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện cấm xuất khẩu của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Xe buýt là loại hình chuyên chở hành khách công cộng không thể thiếu của một đô thị văn minh. Tại TP.HCM, trong các năm qua, dù nhà nước đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng xe buýt vẫn chưa trở thành một phương tiện được nhiều người dân lựa chọn. Vì sao?
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sự nghiệp đổi mới đang được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế quốc tế như ngày nay. Đó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một sự cố kỹ thuật diện rộng liên quan đến Microsoft đã làm gián đoạn các chuyến bay, ngân hàng, cơ quan truyền thông và nhiều công ty trên toàn thế giới trong hôm thứ Sáu, 19/7.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải bám sát yêu cầu phát triển đất nước và nhu cầu của các doanh nghiệp, địa phương trong nước, làm tốt việc kết nối kinh tế thế giới với nền kinh tế Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024, đồng thời duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 là 6%, tương đương với dự báo đã đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao và 33 bộ, cơ quan, 28 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu phục vụ AI đang gây sức ép lên cơ sở hạ tầng năng lượng, gây lo ngại cho công cuộc giảm khí thải và chuyển đổi năng lượng sạch.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các đơn vị về triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến chính sách giá điện. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp.
2 tuần
Xem thêm